Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình Việt. Nhưng ít ai biết gừng còn là một loại thảo dược vô cùng hữu hiệu có thể trị được rất nhiều bệnh. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn khám phá 10 căn bệnh mà bạn có thể chữa được bằng nước gừng nóng nha.
Một số bệnh lý thường gặp và phương pháp chữa với nước gừng nóng
1. Loét miệng
Loét miệng là một căn bệnh vô cùng khó chịu, với một hoặc nhiều vết loét đau đớn bên trong môi, nướu, lưỡi, vòm miệng hoặc cổ họng, rất cản trở việc ăn uống. Loét miệng có thể do viêm, bỏng, cắn dính hoặc do ăn quá nhiều thức ăn cay nóng.
Sử dụng nước gừng nóng để thay thế trà, uống khoảng 2 – 3 lần/ngày, thường là uống khoảng 6 – 9 lần, bạn sẽ có cảm giác bề mặt vết loét có thể khô lại và biến mất, tình trạng da miệng sẽ dần hồi phục.
2. Sâu răng
Trong trường hợp bạn bị sâu răng tấn công, nếu phát hiện sớm, hãy cố gắng súc miệng bằng nước gừng nóng mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Nếu tình trạng cần phải xử lý nhanh chóng thì có thể uống nhiều lần trong ngày thay cho trà.
Phương pháp này không chỉ có hiệu quả trong việc bảo vệ răng, mà còn có thể giúp bạn ngăn ngừa và điều trị sâu răng.
3. Đau nửa đầu
Đau nửa đầu thường đến bất chợt và kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm.
Khi cơn đau nửa đầu tấn công, bạn có thể ngâm hai bàn tay của mình vào nước gừng nóng, ngâm trong khoảng 15 phút, cơn đau sẽ giảm bớt hoặc thậm chí biến mất.
4. Viêm nha chu
Khi phát hiện mình bị bệnh viêm nha chu, đau vùng chân răng, điều đầu tiên bạn nên làm là hãy sử dụng nước gừng nóng để uống thay thế trà vào mỗi buổi sáng và buổi tối.
5. Mụn trứng cá trên mặt
Nhiều người bị nổi mụn trứng cá khá nhiều trên mặt, đặc biệt là thanh thiếu niên. Trong trường hợp này, bạn có thể thử áp dụng bài thuốc từ nước gừng bằng cách rửa mặt bằng nước gừng nóng mỗi ngày vào sáng và tối, kiên trì trong khoảng 60 ngày, mụn sẽ biến mất.
Phương pháp này cũng có tác dụng trị liệu nhất định đối với tàn nhang và da khô.
6. Huyết áp cao
Khi thấy các triệu chứng huyết áp cao xuất hiện, bạn có thể ngâm chân bằng nước gừng nóng trong khoảng 15 phút. Nước gừng nóng làm ướt chân, ngâm như vậy có thể khiến các mạch máu giãn ra và khiến huyết áp hạ dần xuống đến mức cân bằng.
7. Bệnh giun đũa
Bệnh giun đũa do do một loại giun kí sinh vào cơ thể người, gây ra các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, để lâu sẽ khiến cơ thể chậm phát triển.
Trước khi đi ngủ mỗi ngày, rửa hậu môn và vùng xung quanh bằng nước gừng nóng, sau đó uống 1 – 2 cốc nước gừng nóng trong khoảng 10 ngày để loại bỏ giun đũa.
8. Mùi hôi chân
Mùi hôi chân có thể khiến bạn mất tự tin, làm phiền những người xung quanh. Nếu bị triệu chứng này, bạn nên áp dụng bài thuốc chữa hôi chân bằng cách sau đây.
Nhúng ngâm chân vào nước gừng nóng, thêm một chút muối và giấm khi ngâm. Duy trì việc ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, sau đó có thể bôi chút phấn rôm lên chân, mùi hôi có thể được nhanh chóng loại bỏ.
9. Đau đầu kèm theo cảm lạnh
Ngâm chân trong nước gừng nóng, để mực nước cao ở mức ngập xương mắt cá chân. Khi ngâm, thêm muối và giấm vào nước gừng nóng, và thêm nước nóng liên tục, ngâm cho đến khi chân có màu hồng đỏ. Phương pháp này có tác dụng đáng kể đối với các chứng bệnh phát sinh do cảm lạnh, đau đầu và ho.
10. Đau lưng eo và vai
Đầu tiên, khi xuất hiện các triệu chứng đau, bạn có thể thêm một chút muối và giấm vào nước gừng nóng, sau đó sử dụng một chiếc khăn ngâm trong nước và đắp nó vào khu vực bị đau, thực hiện nhiều lần.
Phương pháp này có thể làm cho các cơ thay đổi từ từ, được thư giãn, giảm căng thẳng và thả lỏng các cơ, việc này có thể làm giảm đau rất nhiều.
Vậy chế biến nước gừng nóng như thế nào?
- Nguyên liệu: 2-3 lát gừng tươi, nước nóng.
- Cách làm: Bạn cho gừng vào ly rồi châm khoảng 100ml nước nóng, đợi 30 phút là có thể thưởng thức. Có thể thêm một chút mật ong cho dễ uống.
Tham khảo quá trình chế biến một cốc nước gừng ngon bổ dưỡng tại đây: Chế biến nước gừng với chanh và mật ong
Những điều cần lưu ý khi sử dụng nước gừng
- Khó chịu trong bụng: một số tác dụng phụ như đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn thường thấy sau khi uống. Để tránh những tác dụng phụ này, bạn nên hạn chế lượng gừng sử dụng khoảng 4mg/ngày.
- Hạ huyết áp: vì gừng có thể làm giảm huyết áp và loãng máu nên bạn có thể cảm thấy hơi choáng váng sau khi uống trà gừng. Bên cạnh đó, những ai đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
- Những người mắc chứng huyết áp cao hay bị cảm mạo phong nhiệt thì không nên dùng trà gừng vì có thể gây phản tác dụng.
- Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm nên ăn nhẹ trước khi sử dụng gừng hay trà gừng.
- Không nên uống quá nhiều trà gừng cùng một lúc, người lớn không sử dụng quá 5g, phụ nữ có thai dưới 2,5g, không sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi uống trà gừng.
Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!