Ông bà ta có câu “Cái gì quá cũng không tốt” và việc ngủ cũng vậy. Ngủ nhiều thì đã mắt thật nhưng nó cũng dễ dàng dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Trầm cảm
Có thể bạn không biết rằng ngủ quá nhiều sẽ khiến các chất như dopamine và serotonin dẫn truyền lên não giảm một cách đáng kể. Các chất này đóng vai trò quan trọng giúp tâm trạng con người tốt hơn. Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ và trầm cảm thường đi đôi với nhau, do đó việc ngủ quá nhiều có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Trong các giai đoạn căng thẳng hoặc bệnh tật, con người có xu hướng đi ngủ nhiều hơn.
Mặc dù, mất ngủ có khả năng gây ra trầm cảm nhiều hơn là ngủ nhiều nhưng một số nghiên cứu cũng đã ghi nhận được rằng những người ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ngày sẽ tăng 15% nguy cơ trầm cảm.
2. Đau tim
Tại Mỹ, người ta đã khảo sát ở nhiều phụ nữ và kết quả thống kê cho thấy những ai ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 38% so với những phụ nữ ngủ vừa đủ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, ngủ nhiều sẽ làm tăng nguy cơ phát triển khối u thất trái, tăng nguy cơ suy tim. Đặc biệt, phụ nữ thường ngủ nhiều hơn đàn ông nên nguy cơ bệnh tim do ngủ nhiều cũng cao hơn.
3. Đau lưng
Nằm lâu ở một tư thế trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng cứng cơ và làm đau nhức người đặc biệt là vùng lưng. Các bạn trẻ đừng hỏi cứ hay hỏi tại sao mới 20, 25 tuổi mà lúc nào cũng đau lưng nữa nhé, do ngủ nhiều đó! Dậy và tập thể dục đi thôi nào.
4. Suy giảm trí nhớ
Việc ngủ quá nhiều còn có thể ảnh hưởng tới các chức năng của não bộ. Nó khiến bộ não của bạn lão hóa nhanh thậm chí già hơn cả 2 năm tuổi. Từ đó, não bộ hoạt động không còn nhanh nhẹn, làm suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, ngủ quá nhiều cũng làm chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng ví dụ như: ngủ chập chờn, thức giấc giữa đêm, giấc ngủ không sâu,…
5. Gây ra chứng đau đầu
Những người ngủ nhiều vào ban ngày và ngủ trễ vào ban đêm đều có nguy cơ đối diện với chứng đau đầu. Khi bạn ngủ quá nhiều, một số chất dẫn truyền thần kinh bao gồm cả serotonin bị giảm hẳn. Từ đó gây áp lực lên não bộ và thần kinh nên bạn thường bị nhức đầu mỗi khi thức dậy.
6. Tiểu đường
Ngủ nhiều có thể dẫn tới bệnh tiểu đường. Bạn không tin ư? Theo một nghiên cứu tại Mỹ, việc ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lớn hơn 50% so với người chỉ ngủ 7,8 tiếng một ngày. Ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến khả năng xử lý đường của cơ thể, khả năng đề kháng insulin giảm.
7. Béo phì
Ngủ nhiều sẽ khiến chất béo tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra ngoài gây tăng cân. Khi ngủ càng nhiều thì thời gian vận động của con người sẽ bị giảm đi, vì vậy lượng calories trong cơ thể không bị đốt cháy. Chình vì vậy, cân nặng của bạn sẽ từ từ tăng lên khiến bạn không hiểu rõ lý do là gì. Tình trạng này cũng dễ dẫn đến việc tăng cân mất kiểm soát bạn nhé!
8. Giảm khả năng sinh sản
Sự giải phóng hormone bao gồm cả khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ. Những giấc ngủ không khoa học sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt về lâu về dài đối với sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng.
9. Dễ cảm thấy mệt mỏi
Một giấc ngủ quá lâu thay vì khiến bạn tỉnh táo thì lại khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi hơn. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận dễ dàng điều này sau khi ngủ một giấc dài, đặc biệt là đối với những giấc ngủ trưa. Một giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài khoảng 30 phút là hợp lý để có một buổi chiều tỉnh táo rồi.
Cơ thể mệt mỏi sẽ làm ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày cũng như khiến tâm trạng của bạn dễ thay đổi hơn.
10. Giảm tuổi thọ
Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác động tiêu cực của việc ngủ quá nhiều lên tuổi thọ của con người. Như đã kể ở trên, ngủ quá nhiều dẫn đến các bệnh về tim mạch, hệ thần kinh, tiểu đường,… Những căn bệnh này sẽ làm cơ thể không còn được khỏe mạnh và thiếu đi năng lượng để cung cấp cho các hoạt động.
Số giờ nên ngủ mỗi ngày
Khi con người lớn lên thì số giờ ngủ sẽ thay đổi để phù hợp hơn với nhịp sống. Mỗi một lứa tuổi khác nhau thì số giờ ngủ cũng khác nhau
- Trẻ sơ sinh (đến 3 tháng tuổi): 14 – 17 giờ
- Trẻ từ 4 – 11 tháng: 12 – 15 giờ
- Trẻ 1 – 2 tuổi: 11 – 14 giờ
- Trẻ 3 – 5 tuổi: 10 – 13 giờ
- 6 – 13 tuổi: 9 – 11 giờ
Khoa học đã chứng minh, trẻ em cần giấc ngủ lâu hơn, dài hơn người trưởng thành vì thời gian ngủ là lúc các thông tin trong ngày được tiếp nhận cũng như việc một lượng lớn hormone tăng trưởng được sản sinh. Đây là quá trình cần thiết cho xương và cơ bắp để tăng chiều cao.
- 14 – 17 tuổi: 8 – 10 giờ
- 18 – 25 tuổi: 7 – 9 giờ
- Người lớn 26 – 64 tuổi: 7 – 9 giờ
- Người già từ 65 tuổi trở lên: 7 – 8 giờ
Khi càng có tuổi, con người càng ngủ ít hơn rất nhiều nguyên nhân: các căn bệnh như viêm khớp, tiểu đường, các bệnh lý về thần kinh, sự thay đổi hormone,… khác khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Một vài bài viết hữu ích về chủ đề sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:
Trên đây, Kinhnghiem360.edu.vn đã chỉ ra các tác hại của việc ngủ quá nhiều. Hãy đảm bảo cho mình giấc ngủ vừa đủ để giữ tinh thần luôn tỉnh táo và có nhiều thời gian tham gia các hoạt động có ích cho bản thân. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để nhận nhiều thông tin mới thú vị nhé!