5 dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tai và cách bảo vệ đôi tai khỏi nhiễm trùng khó chịu

Nhiễm trùng tai được nghiên cứu là thường xảy ra ở trẻ em, nhưng trên thực tế bệnh này cũng xảy ra ở người lớn với tỉ lệ ít hơn. Đó là điều hoàn toàn bình thường vì người lớn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn và virus giống như trẻ em. Nhiễm trùng tai thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch kém, gây hậu quả rất khó chịu và phải nhận biết ngay những dấu hiệu để điều trị nhanh chóng.

1. Ngứa

Có thể bắt đầu ngứa nhẹ ở ống trong của tai và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng nhiễm trùng không được điều trị kịp thời.

Ngứa là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tai (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu ngứa nhẹ:

  • Đỏ nhẹ bên trong tai
  • Khó chịu nhẹ khi bạn vô tình chạm vào vết sưng của tai
  • Chảy ra chất lỏng trong suốt, không mùi

Dấu hiệu ngứa nặng:

  • Ngứa dữ dội, ngày càng đau
  • Tai trở nên đỏ nhiều hơn
  • Giảm thính lực hoặc tai bị nghẹt

2. Khó chịu hoặc đau

Bạn cảm thấy đau tai khi bạn chạm vào dái tai hoặc đẩy lỗ tai. Sau một thời gian, bạn có thể bắt đầu cảm thấy như tai của mình chứa đầy thứ gì đó. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cơn đau này có thể lan sang mặt, cổ hoặc một bên đầu.

Cảm thấy khó chịu mỗi lần vô tình chạm vào tai (Ảnh: Internet).

3. Tiết ra chất dịch không mùi

Ban đầu tai của bạn chảy ra một chất lỏng không mùi có thể là rất ít, nhưng khi nhiễm trùng phát triển mạnh hơn thì lượng dịch chảy ra sẽ nhiều hơn.

Tai chảy ra một chất lỏng không mùi (Ảnh: Internet).

4. Giảm thính lực

Triệu chứng này thường xảy ra trong trường hợp tai đã bị nhiễm trùng nặng, lúc này thính giác của bạn có thể đã bị ảnh hưởng. Bạn không nghe thấy gì, cảm nhận như có một tiếng chuông vang không ngừng ở sâu bên trong tai của mình.

Đây là dấu hiệu khi tai của bạn bị nhiễm trùng nặng (Ảnh: Internet).

5. Sưng hạch cổ

Nếu nhiễm trùng không được điều trị sớm có thể khiến các hạch bạch huyết ở vùng cổ sưng lên rõ rệt, thậm chí khiến bạn bị sốt, toàn bộ ống tai có thể đã bị tắc nghẽn hoàn toàn.

Nhiễm trùng tai ở người lớn thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc bị viêm các cấu trúc của tai, ở người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính về da (bệnh chàm, bệnh vảy nến).

Cách phòng ngừa nhiễm trùng tai an toàn và hiệu quả

  • Không sử dụng tăm bông hoặc vật lạ chọc vào tai: tăm bông có thể làm sạch ống tai của bạn nhưng cũng có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn. Nếu bạn cảm thấy khó chịu thì không nên sử dụng nữa. Ngoài ra cũng tuyệt đối tránh dùng các vật lạ như chìa khóa, kẹp tóc,… để ngoáy tai. Chúng cũng có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong, gây kích ứng da ở tai, thậm chí làm rách da.
  • Sử dụng mũ chuyên dụng khi bơi: đối với người hay đi bơi, hãy đội mũ bơi để ngăn nước vào tai. Bạn cũng có thể sử dụng “nút bịt tai” nếu cảm thấy thoái mái, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Giữ tai luôn khô ráo: sau khi bơi hoặc tắm, hãy nghiêng đầu sang một bên để giúp nước thoát ra khỏi ống tai một cách dễ dàng. Chỉ nên lau khô tai ngoài của bạn, lau nhẹ bằng khăn mềm. Nếu cảm thấy nước trong tai vẫn chưa ra hết, bạn có thể sử dụng máy sấy để làm khô tai. Hãy lưu ý đặt máy sấy ở nhiệt độ thấp và để cách xa tai ít nhất 30 cm.
  • Thường xuyên rửa tay và tránh các tác nhân gây dị ứng. Chế độ ăn uống cân bằng cũng có ích cho toàn bộ cơ thể, trong đó có tai.
  • Nếu có quá nhiều ráy tai, hãy đến gặp bác sĩ hoặc sử dụng phương pháp vệ sinh an toàn tại nhà.
  • Bỏ thuốc lá là một việc quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng tai ở người lớn. Hút thuốc lá gây hại cho phổi và hệ hô hấp, làm tổn thương các mô mỏng và ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng đường hô hấp của hệ miễn dịch, từ đó có thể gây viêm.

Mặc dù nhiễm trùng tai ở người lớn không phổ biến như ở trẻ em nhưng có nhiều triệu chứng khó chịu và gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu để quá lâu không được điều trị. Vệ sinh tai cơ bản và lựa chọn lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để tránh nhiễm trùng. Hãy chú ý đến cơ thể và đừng bỏ qua những dấu hiệu bất thường nhé.

Một số bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Hãy ghé trang thông tin Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và mới mẻ trong chuyên mục Sức Khỏe nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *