Giời leo là căn bệnh thường gặp ngoài da, dù không quá nghiêm trọng nhưng sẽ gây biến chứng về sau nếu trị không dứt. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn xem ngay 5 lưu ý sau đây để trị giời leo hiệu quả nhe!
1. Giời leo và nguyên nhân gây bệnh
Giời leo không đơn thuần là căn bệnh mà trong dân gian, nhiều người lầm tưởng nguyên nhân của nó là do tiếp xúc với con giời dẫn đến “giời leo” đúng như tên gọi. Đây thực chất là một loại bệnh có nguyên nhân do sự xâm nhập của virus herpes zoster, cũng là virus gây bệnh thủy đậu.
2. Triệu chứng của bệnh giời leo
Khi bị giời leo, biểu hiện dễ nhận thấy nhất của nó là xuất hiện những nốt mụn nước trên bề mặt da, gây đau đớn, ngứa ngáy. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như đau đầu, nóng sốt, cảm cúm,…
Sau khoảng 10 đến 12 ngày, các nốt mụn sẽ tạo mủ và đóng vảy. Khi tróc lớp vảy đó, bệnh sẽ hết và đôi khi để lại sẹo.
Từ các nốt mụn đỏ, phồng rộp, bệnh giời leo có thể lây truyền dễ dàng qua tiếp xúc thông thường nhất là khi các nốt mụn ấy vỡ ra. Vì vậy, đây là căn bệnh khiến nhiều người vô cùng lo ngại.
Chú ý: Các biểu hiện trên da của bệnh giời leo khá giống với bệnh zona thần kinh hay vết thương do kiến ba khoang gây nên nhưng không hề giống nhau, các bạn chớ nhầm lẫn nha. Hãy tham khảo các gợi ý điều trị sau đây để mau khỏi bệnh nhé!
3. Gợi ý 6 cách trị giời leo hiệu quả
Trong dân gian thường truyền tai nhau cách chữa bệnh bằng đậu xanh hay gạo nếp nhai nhuyễn đắp lên vết giời leo. Nhưng đây không phải là cách hiệu quả vì chỉ có tác dụng xoa dịu hay làm mát trong thời gian ngắn, đôi khi dẫn đến nhiễm trùng vết thương khiến bệnh nặng hơn.
Vì vậy, hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu các cách chữa giời leo cực đơn giản và khoa học sau đây!
1. Điều trị giời leo bằng thuốc kháng sinh
Theo từng giai đoạn và mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh mà chúng ta sử dụng các loại thuốc thích hợp để điều trị.
Khi bạn muốn làm giảm thời gian phát ban và hạn chế đau rát do các nốt mụn đỏ gây ra, có thể dùng các loại thuốc kháng virus như acyclovir, valacyclovir, famciclovir.
Nếu triệu chứng đau không thuyên giảm, bệnh nhân nên sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau như gabapentin hay pregabalin trong vòng 1 đến 3 tuần và có thể kéo dài hơn.
Ngoài ra, để điều trị vùng da bị tổn thương do giời leo, các bạn có thể dùng các loại dung dịch khác nhau. Đối với vết thương mà dịch tiết ra nhiều, nên dùng các thuốc bôi như jarish, dalibour, hay dung dịch kháng sinh. Còn đối với da khô hơn, có thể bôi kem acyclovir để giảm đau hay làm mát vết thương.
Đối với da đã bị nhiễm trùng, các loại mỡ kháng sinh sau đây mà bạn có thể lựa chọn để điều trị là bactroban hay foban.
2. Vitamin C
Vitamin C được mọi người biết đến với nhiều công dụng khác nhau, trong đó có việc điều trị bệnh giời leo rất hiệu quả.
Với hoạt tính của mình, dùng vitamin C đối với bệnh nhân bị giời leo có tác dụng làm cho vết thương mau phục hồi hơn. Cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được liều lượng và cách dùng chính xác hơn các bạn nhé!
Bạn có thể tìm mua vitamin C tại đây.
Ngoài các loại thuốc chuyên dùng, một số nguyên liệu từ thiên nhiên sau đây cũng được sử dụng để điều trị giời leo hiệu quả.
3. Mật ong
Theo rất nhiều nghiên cứu, trong mật ong có chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus rất cao nên đây trở thành một trong những nguyên liệu thiên nhiên được nhiều người sử dụng để khử trùng, chữa lành vết thương hiệu quả.
Mật ong cũng là một lựa chọn tuyệt vời để trị các vết mụn rộp do bệnh giời leo gây ra. Các bạn có thể điều trị nó dễ dàng bằng cách thoa một lớp mỏng mật ong lên vùng da bị tổn thương và để trong vài tiếng sau đó rửa sạch và lau khô.
4. Atiso đỏ
Atiso đỏ hay tên thường gọi là bụp giấm cũng là một trong những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng chữa được các vết thương do giời leo.
Cách điều trị cũng rất đơn giản, chỉ cần ngắt lấy những cánh hoa xoay nhuyễn kèm một ít nước rồi đắp hỗn hợp lên vùng da bị giời leo để mang lại hiệu quả bất ngờ.
5. Cam thảo
Một lựa chọn khác là cam thảo, các bạn có thể sử dụng nó dưới các dạng khác nhau như dạng bột hay trà cam thảo để chữa trị bệnh giời leo.
Đối với trà cam thảo, uống nó mỗi ngày có tác dụng làm mát cơ thể và thuyên giảm vết thương. Còn với cam thảo dạng bột, bạn chỉ cần pha nó với một ít nước tạo thành hỗn hợp rồi lấy hỗn hợp trên thoa lên vùng da thương tổn, để giảm đau và nhanh hồi phục vết thương do giời leo.
Bạn có thể tìm mua bột cam thảo tại đây.
6. Dùng nước lạnh
Đây cũng là một biện pháp được các bác sĩ khuyên dùng. Các bạn chỉ cần dùng băng thấm nước lạnh và đắp lên vết giời leo bị rỉ mủ trong khoảng 20 phút, điều này sẽ giúp làm mát vết thương và khiến cho các mụn nước mau khô lại tạo thành vảy để nhanh phục hồi hơn.
4. Một vài lưu ý khi trị giời leo tại nhà
Khi điều trị bệnh giời leo, nên lưu ý một số điểm sau để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng và rút ngắn thời gian phục hồi:
- Nên cho người bệnh mặc các loại quần áo rộng, thông thoáng để tránh chạm nhiều vào vết thương và không cho các nốt mụn phồng bị bể ra.
- Vì là bệnh có thể lây truyền khi tiếp xúc với các dịch từ vết thương tiết ra nên tránh da chạm da và không nên dùng chung khăn với người bệnh.
- Không nên tùy tiện đắp đậu xanh, gạo nếp nhai nhuyễn lên vết thương vì khả năng nhiễm trùng cao.
- Trong quá trình điều trị bệnh, vẫn có thể tập thể dục hay vệ sinh cá nhân bình thường.
5. Khi nào nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ?
Mặc dù đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng các bạn cũng không được quá chủ quan, nhất là trong các trường hợp sau:
- Các vết giời leo có hiện tượng lây lan tạo thành dải ở một phía của cơ thể gây đau nhức thì bạn nên đến bác sĩ để kịp thời điều trị.
- Trường hợp vết giời leo xuất hiện trên mặt, nhất là quanh vùng mắt rất nguy hiểm. Bởi trong trường hợp này, vết giời leo có thể ảnh hưởng đến mắt gây mù, hư mắt.
- Nếu người bị giời leo mắc phải các bệnh gây suy giảm miễn dịch, sốt cao hoặc các vết mụn phồng lây lan sang nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể không kiểm soát được thì nên đến bác sĩ để điều trị phòng ngừa biến chứng.
Giời leo là căn bệnh gây phiền toái cho nhiều người, hi vọng với những cách trị bệnh giời leo trên đây các bạn sẽ có thêm cho mình kiến thức cũng như kĩ năng trong việc điều trị căn bệnh này. Cũng đừng quên chia sẻ bài viết của Kinhnghiem360.edu.vn cho bạn bè và người thân nhé!