6 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang có vấn đề, tuyệt đối không nên xem thường

Cơ thể mách bảo chúng ta theo nhiều cách khác nhau, nhưng dường như chúng ta không hề để ý đến những lời cảnh báo đó. Nếu biết cách quan sát từng bộ phận thì bạn sẽ nhận ra những điểm bất thường của cơ thể. Vậy những vấn đề đó thường biểu hiện như thế nào, cùng Kinhnghiem360.edu.vn tham khảo 6 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề, tuyệt đối không nên bỏ qua!

1. Có biểu hiện vàng da

Vàng da là một triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến vấn đề về gan, tuyến tụy hoặc túi mật, nó xảy ra khi hợp chất bilirubin trong máu tăng cao. Bilirubin là một hợp chất có màu vàng được hình thành khi các tế bào hồng cầu già đi hoặc bị phá vỡ. Vàng da là hiện tượng da và lòng trắng của mắt có màu hơi vàng do lượng sắc tố mật bilirubin dư thừa tích tụ lại. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể chúng ta sản xuất bilirubin quá nhiều hoặc đào thải không kịp.

Khi cơ thể xuất hiện tình trạng vàng da bạn cần chăm sóc sức khỏe kỹ càng hơn (Ảnh: Internet).

2. Có đốm trắng trên móng tay

Bạn có biết rằng: “Móng tay khỏe mạnh là móng tay có màu hồng và đẹp không tì vết vì bên dưới chúng có một nguồn cung cấp máu dồi dào”.

Các đốm trắng thường xuất hiện ở cả móng chân và móng tay, chúng thường nằm ở phần giữa của móng. Bạn có chú ý rằng các vết bầm tím thường xuất hiện một thời gian sau chấn thương, các đốm trắng cũng tương tự như vậy, khi có chấn thương xảy ra ở móng tay, các đốm trắng sẽ xuất hiện.

Xuất hiện các đốm trắng trên móng tay (Ảnh: Internet).

Có nhiều nguyên nhân gây ra những đốm trắng này như nhiễm trùng hoặc do dị ứng gây ra bởi các sản phẩm làm móng như chất làm cứng, gel sơn móng hay chất tẩy sơn móng.

Một số điều bạn cần chú ý khi xuất hiện đốm trắng trên móng tay:

  • Khi có đốm trắng trên 1 hoặc 2 ngón tay thì không cần bận tâm. Nhưng khi bạn phát hiện những đốm trắng có ở tất cả các ngón tay thì cần đi khám ngay.
  • Các đốm trắng có trên tất cả móng tay là triệu chứng cảnh báo bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, thiếu máu, xơ gan, bệnh tim hoặc có thể là bệnh thận.
  • Có thể bạn đang thiếu canxi, thiếu kẽm, mất nước.

3. Nứt môi

Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là xuất hiện những vết nứt nhỏ, mụn nước, vảy môi khô. Đây là một tình trạng xuất hiện khá phổ biến.

Tình trạng nứt môi là một trong những vấn đề về sức khỏe mà bạn cần chú ý (Ảnh: Internet).

Các dấu hiệu dễ nhận thấy khi mắc phải tình trạng nứt môi:

  • Có các vết nứt nhỏ, mụn nước ở khóe miệng
  • Đau hoặc thấy khó chịu khi há miệng rộng
  • Nổi mụn đỏ ở một hoặc hai khóe miệng
  • Bị căng cứng khi mở miệng
  • Chảy máu sau khi ăn

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt môi:

  • Dị ứng: phản ứng của da môi với các chất gây dị ứng có trong thực phẩm, hoặc dị ứng do các thành phần có trong sản phẩm chăm sóc môi.
  • Thiếu sắt, kẽm: khi cơ thể thiếu hai chất này thì có thể bị rối loạn tiêu hóa, nứt nẻ môi. Để tăng cường sắt, kẽm cho cơ thể, hãy ăn nhiều trứng, các loại thịt, gan, sữa chua, sữa, các loại đậu và nấm.
  • Mất nước: tình trạng mất nước gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, khô miệng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở môi. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là bổ sung đủ nước trong ngày.
  • Liếm môi: chúng ta đều nghĩ rằng liếm môi sẽ cung cấp độ ẩm cho môi, nhưng không phải, đây chính là lý do gây nên tình trạng khô môi. Liếm môi quá nhiều có thể làm nứt nẻ môi trầm trọng hơn.
  • Thiếu máu: sự thiếu hụt vitamin A, B, E trong cơ thể khiến bạn mắc các vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Mặc dù thường ngày bạn ăn những thực phẩm có chứa các loại vitamin này, nhưng chúng có thể không được hấp thụ nhiều vào cơ thể do bạn uống quá nhiều rượu, bia, caffeine, dẫn đến các vấn đề rối loạn khác.

4. Móng tay bị cong

Đây là tình trạng móng tay bị cong lồi lên, khi ấn vào có cảm giác mềm do các chất lỏng tích tụ và đầu các ngón tay bị sưng lên. Những người mắc phải tình trạng có thể gặp vấn đề về tim, phổi, ung thư.

Móng tay bị cong là dấu hiệu sức khỏe không tốt (Ảnh: Internet).

Các dấu hiệu móng tay bị cong:

  • Móng trở nên mềm hơn, dễ nhận thấy hơn là móng bị tách ra khỏi lớp da và nổi lên
  • Các đầu ngón tay bị to ra và ấm, có màu đỏ
  • Móng cong lồi lên như một chiếc thìa úp ngược

Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh phổi, tim hoặc nội tiết.

5. Bụp mí mắt (lẹo mắt)

Lẹo mắt là một bệnh nhiễm trùng ở mí mắt gây ra các vết sưng đỏ mềm ở gần mép của mí mắt, do các vi khuẩn ở gốc lông mi hoặc ở trong các tuyến dầu nhỏ bên trong mí mắt bị tắc nghẽn (lẹo trong).

Lẹo mắt là tình trạng nhiễm trùng ở mắt (Ảnh: Internet).

Nguyên nhân chủ yếu gây ra lẹo mắt:

  • Do vi khuẩn tụ cầu. Vi khuẩn này thường thấy trong khoang mũi và dễ dàng truyền sang mắt khi bạn vô tình dụi mũi và sau đó đưa tay lên dụi mắt trực tiếp.
  • Sử dụng đồ trang điểm làm mắt bị nhiễm bẩn
  • Không lau mí mắt hoặc không tẩy trang
  • Đã từng bị lẹo mắt trước đây

Lẹo mắt có thể dẫn đến tầm nhìn bị ảnh hưởng, nếu lẹo mắt ảnh hưởng đến thị lực của bạn quá nghiêm trọng thì hãy đến gặp bác sĩ khoa mắt.

Cách làm giảm mụn lẹo đơn giản tại nhà:

  • Làm sạch mí mắt
  • Rửa tay bằng nước rửa tay hoặc xà phòng thường xuyên
  • Tránh dụi mắt
  • Sử dụng miếng làm sạch mí mắt
  • Ngừng trang điểm mắt khi xuất hiện mụn lẹo
  • Đeo kính râm hoặc kính mát thay cho kính áp tròng
  • Đắp gạc ấm hoặc khăn ấm lên khu vực bị lẹo
  • Xoa bóp mắt nhẹ nhàng

6. Viêm giác mạc

Nếu bạn quan tâm các vấn đề mắt, chắc chắn bạn không nên bỏ qua phần này. Có thể bạn nhận thấy mắt của một số người có một vòng tròn màu xám, trắng hoặc hơi ngả xanh xung quanh mắt hoặc một phần của mắt, thì đây chính là bệnh arcus senilis. Nó thường gặp ở người lớn tuổi, do tình trạng lão hóa, cũng có vài trường hợp người trẻ dưới 40 tuổi vẫn có thể mắc phải chứng arcus senilis, dự báo nguy cơ mắc bệnh tim ở những người trẻ tuổi.

Đây là một trong số những vấn đề về mắt nghiêm trọng nhất (Ảnh: Internet).

Arcus senilis thường gặp ở những người độ tuổi 60 trở lên, vòng cung màu trắng của mắt là do sự tích tụ của chất béo xung quanh giác mạc. Tình trạng này liên quan đến mức cholesterol cao trong máu, sự đổi màu không ảnh hưởng đến thị lực hoặc gây hại nghiêm trọng đến mắt. Arcus senilis gặp ở nam nhiều hơn nữ, vì nam giới có vòng quanh giác mạc lớn hơn.

Những thay đổi về màu mắt bạn cần thận trọng:

  • Nếu lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng, bạn có thể đang bị vàng da, triệu chứng liên quan đến bệnh gan.
  • Đau mắt đỏ dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc, có mạch máu nhỏ bị vỡ trong mắt, có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh bạch cầu. Đây là một bệnh nhiễm trùng mắt rất dễ lây lan, gây ngứa và rất đau, hay chảy nước mắt.
  • Các đốm đỏ có thể liên quan đến bệnh hồng cầu hình liềm hoặc khối u lành tính, nhưng cũng có thể là ung thư.
  • Đồng tử trắng hoặc đổi màu là triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể.
  • 7 nguyên nhân tưởng là vô hại nhưng khiến thận của bạn suy yếu mỗi ngày và dễ mắc bệnh thận
  • 6 triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu vitamin và khoáng chất, hãy chú ý để bổ sung ngay

Bạn có mắc phải những vấn đề nào trong bài viết này không, nếu không chúc mừng bạn nhé, bạn có một sức khỏe rất tốt. Để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về sức khỏe, hãy ghé trang Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm nhiều tips bảo vệ sức khỏe hơn nhé. Chúc bạn có một ngày tốt lành!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *