Nước gừng từ lâu đã được xem là thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng uống nước gừng đúng cách. Hãy ghi nhớ 6 nguyên tắc dưới đây để tận dụng được lợi ích của nước gừng nhé!
Từ lâu, gừng là một loại thực vật được dùng để làm gia vị, thuốc và thức uống vô cùng phổ biến. Chúng không những dễ mua, vừa túi tiền mà uống nước gừng hoặc trà gừng đúng cách còn mang lại hàng loạt lợi ích cho cơ thể như:
- Thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe.
- Uống kèm với mật ong sẽ giảm được chỉ số huyết áp.
- Giảm các triệu chứng tiêu cực liên quan đến kinh nguyệt.
- Giúp tăng tuần hóa máu.
- Hỗ trợ điều trị cảm lạnh, ho, sổ mũi,…
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Detox với chanh và gừng – chìa khóa cho làn da đẹp ngay tại nhà” tại đây.
Bạn có thể tìm mua các loại trà gừng tại đây.
Tuy nhiên, chỉ uống nước gừng đúng cách mới phát huy được hết công dụng ấn tượng của thức uống này. Nếu uống sai thì việc phản tác dụng có thể xảy ra. Hãy lưu ý những nguyên tắc mà Kinhnghiem360.edu.vn giới thiệu dưới đây để tránh khỏi những sai lầm nhé!
1. Không dùng vào buổi tối – nguyên tắc hàng đầu để uống nước gừng đúng cách
Trong y học cổ truyền và cuộc sống hằng ngày, gừng được sử dụng rất nhiều. Uống nước trà pha từ gừng có tác dụng giải độc, ôn trùng, tiêu đàm, hành thủy. Khi đi vào cơ thể, nước gừng sẽ tạo cảm giác cân bằng và thoải mái. Ngoài ra, trong loại thức uống này còn có Cineole – một chất giúp giải tỏa căng thẳng và giảm nhức đầu.
Vì thế khi mất ngủ, gừng là một trong những lựa chọn tuyệt vời nhất. Song, nếu uống hoặc ăn gừng vào ban tối sẽ gây phản tác dụng, việc mất ngủ sẽ còn kéo dài và nặng hơn. Do đó, bạn hãy chú ý chỉ nên dùng nước gừng vào ban ngày thôi nhé!
2. Uống nước gừng không tốt cho bệnh gan
Gừng có vị nóng rất gắt, khi pha thành nước thì vị này vẫn không thay đổi. Khi uống vào, lòng ngực ngay tức khắc bị nóng lên. Việc này không tốt cho những ai bị bệnh liên quan tới gan.
Những ai bị gan nhiễm mỡ, ung thư gan, viêm gan,… tuyệt đối không nên uống nước gừng. Nguyên nhân là các tế bào gan của họ đang trong tình trang kích thích. Nếu sử dụng loại thức uống này, chúng sẽ bị hoại tử, làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
3. Người bị sỏi mật nên tránh dùng nước gừng
Tương tự như gan, bệnh sỏi mật cũng sẽ diễn biến tệ hơn nếu dùng nước gừng. Nguyên nhân là do tính chất cay nóng của gừng sẽ làm các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc không đẩy sỏi ra ngoài được. Nếu không muốn phải phẫu thuật lấy sỏi, bạn phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng khi uống nước gừng.
4. Không uống nước gừng trong nửa kỳ cuối mang thai
Khi mang thai, phụ nữ thường có các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, đau đầu, tiết nước bọt,… Sử dụng gừng có tác dụng làm giảm đi các triệu chứng đó. Tuy nhiên đó là thời gian đầu của thời kỳ mang thai.
Với kỳ cuối, gừng phải được hạn chế đến mức thấp nhất. Vì nó có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời gian cho con bú cũng vậy, gừng sẽ bài tiết vào sữa mẹ và gây ra triệu chứng mất ngủ ở trẻ em.
5. Thân nhiệt cao không được uống nước gừng
Khi nhiệt độ cơ thể bạn đang cao, uống nước gừng sẽ càng làm nhiệt tăng cao hơn. Những ai đang bị sốt cao cần tránh uống nước gừng. Với trường hợp sốt vì cảm lạnh, chỉ sử dụng gừng sau khi đã nhiệt độ đã hạ thấp hoặc đã được đẳy ra khỏi cơ thể. Còn với trường hợp sốt vì virus nhưng nhẹ thì có thể sử dụng.
6. Phản ứng thuốc
Ngoài các trường hợp trên, các tác dụng phụ khác hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đang uống thuốc, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc uống nước gừng. Họ sẽ đưa ra giải pháp an toàn nhất cho bạn.
Kinhnghiem360.edu.vn vừa giới thiệu tới bạn 5 nguyên tắc cần lưu ý để uống nước gừng đúng cách. Hãy ghi nhớ để phát huy hết công dụng của loại thức uống thần kỳ này, cũng như tránh khỏi những tác dụng ngược không tốt cho sức khỏe.
Đừng quên theo dõi các bài viết cùng chuyên mục của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nữa nhé!