Bạn đang duy trì một cơ thể thon gọn nhưng đột nhiên tăng cân? Bạn đã luyện tập chăm chỉ, ăn uống nghiêm ngặt nhưng cân nặng vẫn lên đều? Vậy bạn nên kiểm tra những loại thuốc mà bạn đã sử dụng gần đây vì có một số hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm tăng cân. Kinhnghiem360.edu.vn đã tổng hợp 7 loại thuốc có thể làm bạn tăng cân, bạn hãy xem qua bài viết nhé!
1. Các thuốc SSRI
SSRI là các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, bao gồm các hoạt chất có tác dụng chống trầm cảm phổ biến như escitalopram (thường được biết đến với tên gọi Lexapro), paroxetine (Paxil), fluoxetine (Prozac), và sertraline hydrochloride (Zoloft). Ngoài việc thay đổi cuộc sống, “cứu cánh” cho rất nhiều người mắc chứng trầm cảm thì SSRIs cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự thèm ăn và thói quen tập thể dục của bạn.
Nếu bạn bị tăng cân trong những tháng đầu sử dụng thuốc, bạn cần trao đổi với bác sĩ của mình. Việc tăng cân thường xảy ra rất nhanh sau khi dùng thuốc và có thể sẽ trở thành vấn đề lâu dài của bạn.
2. Thuốc chẹn beta
Beta-blockers (nhóm thuốc đối kháng Beta) là những thuốc có tác dụng giãn mạch máu, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh tim mạch như huyết áp cao và các bệnh về tim. Bên cạnh đó chúng cũng được sử dụng để giảm chứng đau nửa đầu, chứng lo âu và bệnh tăng nhãn áp.
Ban đầu, bạn sẽ chỉ tăng nhẹ từ 1-2 kg. Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu bạn đang sử dụng thuốc chẹn beta và cân nặng tăng dần đều thì nên liên hệ với bác sĩ vì có thể bạn đang có dấu hiệu bị tích nước trong cơ thể.
3. Insulin
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, việc sử dụng Insulin để điều trị là không thể tránh khói. Tuy nhiên hoạt chất này khiến cơ thể bạn chuyển đổi đường thành chất béo dễ dàng hơn. Bạn nên kiểm soát lượng đường và hạn chế đồ ngọt trong khoảng thời gian sử dụng insulin để vòng eo không “phình ra” nhé!
4. Thuốc steroid
Bạn có lẽ đã từng dùng corticosteroid – nhóm thuốc bao gồm prednisone và cortisone để điều trị các chứng viêm da trên cơ thể, làm giảm sưng viêm. Tuy nhiên sử dụng steroid có thể tăng cảm giác thèm ăn và cơ thể sẽ rơi vào trạng thái tích nước.
Các chuyên gia nói rằng: “Liều lượng steroid càng cao và thời gian sử dụng càng lâu thì bạn càng tăng cân nhanh chóng”. Tin tốt là cân nặng thường giảm trong vòng 6 tháng hoặc một năm kể từ lúc bạn ngừng thuốc.
5. Thuốc chống co giật
Đây là một nhóm gồm nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị co giật động kinh. Các bệnh nhân động kinh (và các chứng rối loạn co giật khác) có thể thấy thèm ăn hơn khi dùng các loại thuốc như gabapentin (biệt dược Gralise), pregabalin (Lyrica) và vigabatrin (Sabril).
Tăng cân chắc chắn là tác dụng phụ của nhóm thuốc này. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy cơ thể quá nặng nề, tốt nhất là đến gặp bác sĩ và đổi sang dùng loại thuốc chống có giật có kèm tác dụng giảm cân.
6. Thuốc chống loạn thần
Thuốc chống loạn thần chủ yếu được sử dụng để kiểm soát các rối loạn tâm thần, đặc biệt trong tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực.
Các chuyên gia cho rằng olanzapine (Zyprexa) gây ra hiện tượng tăng cân gần như 100% sau khi sử dụng, do chức năng chuyển hóa glucose bị suy giảm và tăng cholesterol. Bạn có thể sử dụng lurasidone (Latuda) và ziprasidone (Geodon) là các loại thuốc có khả năng gây tăng cân ít hơn.
7. Thuốc chống dị ứng không cần kê đơn
Đây là những loại thuốc không cần kê đơn giúp điều trị dị ứng do thời tiết hoặc do thức ăn. Thuốc kháng histamine như fexofenadine (Allegra) và cetirizine (Zyrtec) được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có ảnh hưởng đến cân nặng, đặc biệt là ở trẻ em. Mặc dù chưa xác định được thành phần chính xác gây tăng cân nhưng nhìn chung các thuốc này làm tăng sự thèm ăn, làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể người sử dụng.
Trên đây là 7 loại thuốc làm thay đổi cân nặng của bạn mà Kinhnghiem360.edu.vn đã tổng hợp. Nếu cân nặng đột nhiên tăng lên, bạn nên kiểm tra xem các loại thuốc đang sử dụng có nằm trong nhóm trên không nhé!
- 9 quan niệm sai lầm về bệnh đậu mùa khỉ – Căn bệnh “tưởng mới mà cũ”
- 5 lợi ích cho sức khỏe khi chúng ta ăn một quả cam mỗi ngày