8 cách đơn giản giúp bạn chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Thói quen ăn đồ cay nóng, ngủ nghỉ không đủ giấc, dinh dưỡng kém,… đều là những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Hãy cũng Kinhnghiem360.edu.vn điểm qua 8 cách nhanh nhất để chữa nhiệt miệng hiệu quả mà vô cùng lành tính ở dưới đây nhé!

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (Loét áp-tơ hay aphthous ulcer) là các vết loét nhỏ, nông xuất hiện phần trong má, trên nướu, hay dưới lưỡi của bạn. Thường thì chúng không tồn tại lâu, chỉ khoảng 7-10 ngày là tự lành, không để lại sẹo, nhưng nếu nhiệt miệng kéo dài lâu quá thì bạn phải đi gặp bác sĩ để kiểm tra nhé!

Nhiệt miệng là gì và cách chữa trị (Ảnh Internet)

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới nhiệt miệng là do ăn quá nhiều đồ cay nóng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, nhiệt miệng còn đến từ các vấn đề như sau:

  • Hệ thống miễn dịch kém.
  • Dị ứng các thực phẩm như cà phê, sô cô la, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi.
  • Tổn thương miệng, ví dụ bạn chẳng may cắn vào miệng, vết loét nhanh chóng được hình thành và trở thành nhiệt miệng ngay sau đó.
  • Căng thẳng thần kinh.
  • Virus, vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Thay đổi nội tiết tố.
  • Dinh dưỡng của cơ thể kém do không nạp đủ chất.

Nhiệt miệng có thể đến từ các nguyên nhân khác nhau (Ảnh Internet)

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y hay Đông y để chữa nhiệt miệng, các cách chữa nhiệt miệng sử dụng từ các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn mà lại vô cùng lành tính đối với chúng ta đó.

1. Nghệ vàng

Nghệ vàng vốn nổi tiếng với công dụng lành sẹo và dưỡng trắng da vô cùng tốt nhờ thành phần có chứa cyclocurcumin, curcumon, turmeron, turmerin. Chúng có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình phục hồi da khi bị thương.

Nghệ vàng với các công dụng thần kỳ giúp kháng viêm, lành sẹo (Ảnh Internet)

Cách chữa nhiệt miệng từ nghệ vàng

  • Sử dụng khoảng 2-3 thìa bột nghệ và 1 thìa mật ong
  • Trộn đều đến khi có được hỗn hợp sền sệt
  • Đắp hỗn hợp lên chỗ nhiệt miệng

Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này nhiều lần trong 1 ngày để có được hiệu quả nhanh hơn nha.

2. Rau càng cua

Bên cạnh các món ăn ngon sử dụng rau càng cua, loại cây này còn có hàng tá các tác dụng tuyệt vời như thanh nhiệt cơ thể, chữa viêm loét dạ dày, tái tạo xương,… vô cùng tốt mà ít người biết đến.

Rau càng cua có tác dụng thanh nhiệt vô cùng tốt (Ảnh Internet)

Cách chữa nhiệt miệng từ rau càng cua

  • Nấu canh hoặc luộc để ăn
  • Ăn sống như rau trộn
  • Ép nước uống

Nếu các bạn có thể sử dụng rau càng cua bằng cách ăn sống hay ép nước uống thì hiệu quả càng tốt hơn đó.

3. Dầu dừa

Dầu dừa là lựa chọn hàng đầu của các chị em trong công cuộc làm đẹp của mình nhờ công dụng như tẩy da chết, mềm da, dưỡng tóc, giảm cân,… Bên cạnh đó, chữa nhiệt miệng cũng là một trong số các công dụng đó nhờ khả năng làm dịu và kháng viêm hiệu quả.

Dầu dừa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh Internet)

Cách chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa

  • Chuẩn bị 1 muỗng dầu dừa và 1 muỗng mật ong
  • Trộn đều được hỗn hợp sánh
  • Đắp lên chỗ bị nhiệt

Sử dụng vài ngày bạn sẽ thấy chỗ nhiệt miệng biến mất.

4. Cỏ mực

Cỏ mực (cỏ nhọ nồi, hàn liên thảo) là một loại cây thuộc bộ Cúc có tác dụng cầm máu, làm đen tóc. Bên cạnh đó, diệt khuẩn, kháng viêm cũng như hỗ trợ tiêu hóa đều là các công dụng tuyệt vời của cỏ mực.

Cỏ mực có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm (Ảnh Internet)

Cách chữa nhiệt miệng bằng cỏ mực

  • Lấy lá cỏ mực giã hoặc xay nát
  • Vắt lấy nước cốt
  • Hòa nước cốt với mật ong
  • Bôi lên vết nhiệt 2-3 lần

Kiên trì sử dụng, chưa đến 5 ngày vết nhiệt sẽ khỏi hẳn.

5. Khế chua

Món ăn vặt yêu thích của các bạn học sinh lại có công dụng không ngờ như hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường thị lực,…

Bên cạnh là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, khế còn chữa nhiều bệnh (Ảnh Internet)

Cách chữa nhiệt miệng bằng khế chua

  • Lấy 2-3 trái khế chua, bỏ hạt
  • Giã nát, đun sôi với nước tầm 20 phút
  • Để nguội sau đó sử dụng

Sử dụng nước khế chua để uống hàng ngày bạn sẽ thấy tác dụng ngay lên vết nhiệt miệng.

6. Củ cải trắng

Củ cải trắng không chỉ được chế biến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng, mà còn có thể chữa nhiệt miệng nhanh chóng nhờ khả năng làm sạch, kháng viêm rất tốt, đặc biệt khi sử dụng củ cải tươi nghiền.

Củ cái trắng còn giúp giảm cân, trị táo bón, giúp thận khỏe nữa đấy (Ảnh Internet)

Cách chữa nhiệt miệng bằng củ cải trắng

  • Rửa sạch củ cái trắng, giữ nguyên vỏ
  • Xay nát, lấy nước cốt
  • Hòa với nước lọc để súc miệng

Súc miệng cả sáng – trưa – tối. Sau khoảng 2-3 ngày thì vết nhiệt miệng sẽ đỡ hơn nha!

7. Vỏ dưa hấu

Ai cũng nghĩ vỏ dưa hấu chỉ có thể đem bỏ đi sau khi ăn hết phần ruột, nhưng đừng vội vứt chúng đi như vậy nhé! Vỏ dưa hấu, đặc biệt là phần cùi trắng, có tác dụng thanh nhiệt cực kỳ tốt, đồng thời chứa vitamin C và B6 có tác dụng tăng khả năng miễn dịch cũng như cả hệ thần kinh của chúng ta nữa đó.

Vỏ dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt vô cùng tốt (Ảnh Internet)

Cách chữa nhiệt miệng bằng vỏ dưa hấu

  • Chuẩn bị 50 gam vỏ dưa hấu
  • Xắt nhỏ, rang vàng
  • Nghiền thành bột mịn
  • Trộn cùng mật ong bôi lên chỗ bị nhiệt 2-3 lần/ngày

8. Hạt rau mùi

Hạt rau mùi thường được sử dụng trong món cà ri, có hương cam khá lạ. Tuy nhiên, công dụng của nó thì vô cùng tuyệt vời nhờ đặc điểm kháng khuẩn của mình.

Hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả (Ảnh Internet)

Cách chữa nhiệt miệng bằng hạt rau mùi

  • Lấy 1 thìa hạt rau mùi
  • Đun sôi trong 10 phút
  • Chắt lấy nước, dùng để súc miệng hàng ngày

Hãy tiếp tục theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe các bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *