Cây ngải cứu từ rất lâu đã được xem như một loại thuốc chữa bệnh phổ biến tại Việt Nam, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ các công dụng của ngải cứu. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhé!
Ngải cứu là một loài thực vật thuộc họ Cúc, có tên khoa học là Artemisia vulgaris. Ngoài ra chúng còn được gọi là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải,…
Đặc điểm nhận dạng của cây ngải cứu là chúng có lá mọc so le, chẻ như lông chim và các phiến lá men theo cuống đến tận gốc. Lá ngải cứu có hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên lá có màu lục sậm còn mặt dưới thì phủ đầy lông nhung màu trắng. Đặc biệt, ngải cứu có vị rất đắng nhưng mùi lại thơm và vì có tính ấm nên được sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh trong Đông y từ bao đời nay.
1. Công dụng của ngải cứu trong việc cầm máu
Trong lá ngải cứu có chứa flavonoid, là một loại polyphenol có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Đó là lý do vì sao từ xa xưa, ông bà ta vẫn sử dụng lá ngải cứu để cầm máu những lúc bị thương.
Chuẩn bị
- 1 nắm ngải cứu tươi hoặc đã sao cháy
- 1/3 muỗng cà phê muối
Thực hiện
Khi bị cháy máu, trộn ngải cứu cùng muối sau đó đắp lên vết thương để cầm máu nhanh hơn.
2. Điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh
Chuẩn bị
- 6-12g ngải cứu (hoặc 5-10g bột ngải cứu). Bạn có thể tham khảo nơi mua bột ngải cứu tại đây.
- Nước sôi
Thực hiện
- Trước thời gian hành kinh 1 tuần, hãm ngải cứu hoặc pha bột ngải cứu cùng nước sôi như pha trà.
- Chia lượng nguyên liệu trên ra uống 3 lần/ngày.
Nếu kì kinh nguyệt vẫn chưa đều thì trong suốt thời gian hành kinh (từ ngày bắt đầu đến tận ngày hết kinh), chị em nên tiếp tục dùng nước ngải cứu theo công thức sau:
Chuẩn bị
- 10g ngải cứu
- 200ml nước
- Đường
Thực hiện
- Cô cạn ngải cứu cùng 200ml nước sao cho chỉ còn 1/2 lượng nước ban đầu.
- Hòa thêm ít đường, chia uống làm 2 lần/ngày
- Giảm dần liều lượng hoặc ngừng uống khi thấy tình trạng đã tốt hơn.
Đọc thêm bài: Đau bụng kinh nên ăn gì để giảm cảm giác khó chịu?
3. Giảm đau nhức (đau lưng, đau thần kinh tọa, mỏi khớp xương,…)
Chuẩn bị
- 300g ngải cứu
- 2 muỗng mật ong
Thực hiện
- Rửa sạch ngải cứu và giã thật nát cho ra nước.
- Thêm vào 2 muỗng mật ong, trộn đều.
- Chắt lấy phần nước từ hỗn hợp để uống, liều lượng 2 lần/ngày vào buổi trưa và buổi chiều.
Đồng thời, nếu bạn quá bận rộn với công việc hằng ngày, bạn có thể tìm mua các loại tinh dầu chiết xuất từ ngải cứu dùng để xoa bóp, tiện lợi hơn cho người sử dụng. Bạn có thể tham khảo mua hàng tại đây.
4. Công dụng của ngải cứu trong điều trị đau đầu, ho, cảm cúm, đau họng
Chuẩn bị
- 300g ngải cứu
- 100g lá bưởi (hoặc thay bằng lá chanh, quýt)
- 100g lá khuynh diệp
- 2l nước
Thực hiện
- Rửa sạch các loại lá trên.
- Đun hỗn hợp lá cùng 2l nước trong 20 phút.
- Tắt bếp và tận dụng hơi nóng của nước sôi để xông giải cảm trong vòng 15 phút.
Ngoài phương pháp xông, mọi người cũng có thể nấu dạng nước để uống:
Chuẩn bị
- 300g ngải cứu
- 100g lá tía tô
- 100g tần dầy lá
- 50g sả
- 500ml nước
Thực hiện
- Rửa sạch nguyên liệu.
- Đun hỗn hợp trên củng 500ml nước cho đến khi nước sôi.
- Dùng nước này uống vào những lúc khát trong ngày và nên duy trì uống trong 5 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả cao.
Đọc thêm bài: 5 nguyên nhân và cách giảm ho khan, ngứa cổ ở người lớn hiệu quả
5. Điều trị mẩn ngứa và rôm sảy
Đối với các hiện tượng bị mẩn ngứa do dị ứng với bụi bẩn trong không khí hoặc các hạt phấn từ thực vật, cũng như tình trạng rôm sảy ở nhẻ nhỏ, chúng ta có thể giã nát ngải cứu và chắt lấy nước để tắm.
6. Giảm mỡ bụng hiệu quả
Chuẩn bị
- 1kg muối hột
- 1 bó ngải cứu to
- Một túi vải có dày vừa phải
Thực hiện
- Rang muối hột cùng ngải cứu cho đến khi mùi thơm của ngải cứu lan tỏa.
- Cho hỗn hợp vừa rang vào túi vải và chườm bụng 2 lần/ngày.
Phương pháp này vừa giúp giữ ấm bụng vừa làm mềm các mô mỡ đã tích tụ lâu trong cơ thể. Tuy nhiên, cách chườm bụng này chỉ hỗ trợ một phần trong việc đánh tan mỡ bụng, bạn cần kết hợp với cả tập luyện và chế độ ăn hợp lý để vòng hai luôn thon thả nhé.
Đọc thêm bài: 5 bài tập giảm mỡ bụng tại nhà cho eo thon, dáng đẹp
7. Hỗ trợ máu lưu thông lên não
Cách 1
Chuẩn bị
- 2 quả trứng gà (hoặc tăng thêm tùy theo khẩu phần ăn)
- 1 nắm lá ngải cứu
Thực hiện
- Rửa sạch và băm nhuyễn lá ngải cứu.
- Đánh đều trứng và ngải cứu đã băm nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Bắc chảo lên bếp và chiên vàng hỗn hợp trên.
Trứng chiên ngải cứu có thể ăn cùng cơm hoặc ăn không vẫn được. Thỉnh thoảng, các bà nội trợ nên thêm món ăn này vào thực đơn của gia đình mình để tăng cường sức khỏe cho cả nhà.
Cách 2
Nếu lá ngải cứu khi chiên cùng trứng gà vẫn quá đắng khiến trẻ nhỏ không thích ăn, chúng ta có thể luộc hột vịt lộn bằng nước ngải cứu.
Chuẩn bị
- Trứng hột vịt lộn đã bóc vỏ
- 1 bó ngải cứu (có thể tăng giảm tùy theo sở thích muốn nước dùng đậm đà hay không quá đắng)
Thực hiện
- Cho ngải cứu vào nồi đun với lượng nước vừa đủ.
- Khi nước sôi, cho phần trứng hột vịt lộn đã chuẩn bị vào luộc cho đến khi trứng chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Sau khi đã nấu xong, ngoài ăn trứng hột vịt lộn, chúng ta nên húp kèm phần nước dùng vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Món ăn này không những ngon đối với người lớn mà cả trẻ em cũng ăn được.
8. Cải thiện tình trạng suy nhược, kém ăn
Chuẩn bị
- 250g ngải cứu
- 20g kỷ tử
- 2 quả lê.
- 1 con gà ác (hoặc gà ri) 150g
- 500ml nước
Thực hiện
- Hầm hỗn hợp trên cùng 500ml nước, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi nước cạn còn khoảng 250ml.
- Một lần nấu chia ăn 5 lần/ngày và nên duy trì ăn trong 2 tuần liên tiếp để đạt hiệu quả cao.
Những trường hợp không nên dùng lá ngải cứu
Có thể nói ngải cứu là một bài thuốc dân gian rất hiệu nghiệm nhưng cũng vì chứa dược tính quá cao nên ngải cứu đôi khi cũng có các tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều.
Đối với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc, hệ thần kinh bị hưng phấn quá mức gây ra co giật cục bộ. Về lâu dài, tế bào não sẽ bị tổn thương, dần dần bị tê liệt và còn xuất hiện hiện tượng ảo giác, hay quên,… Vì thế, những người mắc các bệnh sau đây nên tránh dùng ngải cứu:
- Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu thai kỳ.
- Người bị bệnh viêm gan.
- Người bị bệnh rối loạn đường ruột cấp tính.
- Người bị bệnh xơ vữa động mạch vành.
- Người bị bệnh sỏi thận.
Kinhnghiem360.edu.vn vừa chia sẻ cho bạn đọc một vài công dụng phổ biến của ngải cứu, hi vọng đã mang đến những thông tin bổ ích cho mọi người. Trước khi sử dụng, bạn đọc cũng nên cân nhắc tình hình sức khỏe của chính mình và người thân để xem liệu có phù hợp để dùng ngải cứu không nhé!