8 nguyên nhân mất ngủ cần tránh để ngon giấc mỗi đêm

Việc không ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khiến quá trình học tập và làm việc kém hiệu quả. Vậy đâu là nguyên nhân mất ngủ? Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhé!

Đối với con người, giấc ngủ chính là nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống về thể chất lẫn tinh thần. Thế nhưng cuộc sống hiện đại, bộn bề với nhịp sống quá vội vã ngày nay dường như đang “cướp” đi giấc ngủ ngon mỗi đêm của chúng ta.

Thức khuya rất có hại cho sức khỏe. (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân mất ngủ có thể đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, từ không gian sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống cho đến tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây của Kinhnghiem360.edu.vn nhé!

1. Nguyên nhân mất ngủ hàng đầu chính là caffeine

Để tiêu hóa lượng caffeine nạp vào, cơ thể phải tiêu tốn gần một giờ đồng hồ. Không chỉ thế, chất này còn lưu lại ở bên trong cơ thể bạn đến 8 giờ. Chính vì vậy, bạn sẽ cảm thấy hưng phấn, tỉnh táo và không thể đi vào giấc ngủ sau khi tiêu thụ caffeine.

Uống cà phê hay trà sẽ phá hoại giấc ngủ của bạn. (Nguồn: Internet)

Để tránh tình trạng bị kích thích như trên, bạn cần tránh sử dụng những thực phẩm chứa nhiều caffeine trong buổi chiều, tối, trước khi đi ngủ. Cụ thể, đó là các loại nước ngọt, nước tăng lực, ca cao nóng, socola đen,… đặc biệt là cà phê và trà.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “7 điều đáng ngạc nhiên về ảnh hưởng của caffeine với sức khỏe” tại đây.

2. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu protein

Việc xây dựng thực đơn giàu protein có thể tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn. Song, cơ thể cũng cần hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định để chuyển hóa được chất này. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein trước khi đi ngủ thì sẽ khiến cơ thể không thể nghỉ ngơi.

Đừng ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein sát giờ đi ngủ, bạn nhé! (Nguồn: Internet)

Việc hệ tiêu hóa phải làm việc không ngừng để tiêu thụ lượng protein nạp vào cơ thể sẽ ngăn cản bạn tìm đến giấc ngủ. Do đó, buổi tối nếu thấy đói bụng thì bạn chỉ nên ăn nhẹ để xoa dịu cơn đói, vừa tránh tăng cân, vừa không bị mất ngủ.

3. Không gian phòng ngủ

Đây chính là nguyên nhân tác động từ bên ngoài mà bạn phải tìm cách cải thiện. Các chuyên gia sức khỏe cho biết không gian phòng ngủ phải gọn gàng, sạch sẽ và có ánh sáng phù hợp thì bạn mới có thể ngủ ngon.

Hãy giữ cho mình một không gian phòng ngủ lý tưởng nhé! (Nguồn: Internet)

Vì vậy, bạn nên sắp xếp các vật dụng trong phòng thật ngăn nắp và điều chỉnh ánh sáng trong phòng để não bộ bạn có thể thư giãn, chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Đặc biệt, ánh sáng nhân tạo từ các thiết bị công nghệ như điện thoại, ti-vi, máy tính bảng,… chính là những thủ phạm gây ra mất ngủ mỗi đêm.

4. Bệnh lý của cơ thể

Triệu chứng đến từ các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn, trào ngược dạ dày,… sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Không chỉ vậy, thành phần của những loại thuốc bạn sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh như dị ứng, cao huyết áp, tim mạch,… cũng có thể ảnh hưởng không tốt tới việc đi ngủ mỗi đêm.

Các bệnh lý chính là thủ phạm gây mất ngủ. (Nguồn: Internet)

5. Ngủ trưa, chiều quá lâu

Một giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng, sẵn sàng cho những hoạt động sau. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ trưa quá lâu, chính nó lại là nguyên nhân khiến bạn không thể ngủ ngon vào buổi tối và trở nên mệt mỏi vào cả ngày hôm sau.

Đừng ngủ trưa quá lâu, vừa không tốt cho sức khỏe, vừa ảnh hưởng tới giấc ngủ buổi đêm. (Nguồn: Internet)

Hãy xây dựng thói quen ngủ trưa chỉ trong vòng 15 – 30 phút trong khung thời gian từ 11 – 13 giờ. Đừng để việc ngủ trưa sai cách kéo dài và lặp đi lặp lại, lúc này việc điều chỉnh đồng hồ sinh học rất khó khăn.

6. Thói quen sinh hoạt ban đêm

Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, luôn tận dụng khoảng thời gian ban đêm để làm việc, học tập hoặc giải trí. Họ cho rằng đây là lúc rảnh rỗi, lại yên tĩnh và ít bị làm phiền nên luôn sử dụng điện thoại, máy tính,… Lâu ngày, việc sinh hoạt bất hợp lý này sẽ trở thành thói quen, khiến bạn khó có thể tìm lại giấc ngủ đúng giờ.

Tránh xa các thiết bị điện tử khi đêm về rất tốt cho sức khỏe. (Nguồn: Internet)

7. Cơ thể mệt mỏi quá độ, lo lắng và trầm cảm

Giấc ngủ là thời điểm cơ thể và não bộ bạn được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động vất vả. Thế nhưng sự mệt mỏi quá độ, cạn kiệt năng lượng, lo âu và nghiêm trọng hơn là trầm cảm sẽ khiến bạn không thể thư giãn dù đã cố ép bản thân phải đi ngủ.

Đừng để mệt mỏi, âu lo kiểm soát bạn, mà hãy giữ tâm trạng thật thoải mái để ngủ ngon nhé! (Nguồn: Internet)

Đây chính là hiện tượng mất ngủ tâm sinh lý vô cùng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bạn cần phải chủ động tìm ra nguyên nhân, giải quyết triệt để thay vì cố ép bản thân thì mới có thể ngủ ngon và sâu mỗi đêm.

8. Tập thể dục trước khi đi ngủ

Việc tập thể dục đều đặn sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Song, tập sát giờ đi ngủ với cường độ cao sẽ gây ra các tác dụng phụ, trong đó có mất ngủ. Hoạt động này sẽ đánh thức cơ thể, không cho não bộ nghỉ ngơi để ngủ ngon.

Trên đây là 8 nguyên nhân mất ngủ phổ biến nhất mà Kinhnghiem360.edu.vn đã chỉ ra cho bạn. Nếu mắc phải những sai sót trên thì hãy thay đổi thói quen để tìm lại giấc ngủ ngon mỗi tối nhé. Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *