Thận là cơ quan nội tạng vô cùng quan trọng. Các bệnh về thận lại thường diễn biến thầm lặng và khó nhận biết. 9 dấu hiệu suy thận dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện để điều trị kịp thời, cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhé!
Thận là bộ phận quan trọng, giữ vai trò loại bỏ nước dư thừa trong máu và chất thải ra khỏi cơ thể. Cụ thể, thận có 4 chức năng chính như sau:
- Đảm bảo cân bằng dịch trong cơ thể.
- Lọc creatinine, urea,…
- Giữ các chất khoáng, đặc biệt là kali cân bằng, duy trì hoạt động của cơ thể.
- Giải phóng vào máu những hormone cần thiết như erythropoietin (tạo hồng cầu và hấp thụ canxi) hay renin (điều hòa huyết áp).
Các triệu chứng bệnh thận không hề rõ rệt, phát triển trong thầm lặng và người bệnh thường chỉ phát hiện khi bước vào giai đoạn khó điều trị. Thận bị phá hoại sẽ dẫn tới tổn thương thần kinh ngoại biên, tăng huyết áp, suy tim, phổi,… Do đó, hãy chú ý những dấu hiệu suy thận mà Kinhnghiem360.edu.vn phân tích dưới đây để nhận biết sớm nhé!
1. Dấu hiệu suy thận rõ rệt nhất là đi tiểu thường xuyên
Hãy chú ý tới thời gian đi tiểu của bạn. Nếu phát hiện cường độ tăng lên, nhất là vào ban đêm thì có thể thận của bạn đang gặp vấn đề. Chức năng lọc bị suy yếu sẽ khiến nhu cầu đi tiểu tăng lên. Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu cũng có thể có triệu chứng này.
2. Tiểu ra máu
Suy giảm chức năng thận sẽ khiến máu và tạp chất không được thanh lọc. Lúc này, những tế bào máu có nguy cơ rò rỉ qua đường tiểu, dẫn đến hiện tượng tiểu ra máu. Đây là một trong những dấu hiệu suy thận cần chú ý. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể cảnh báo sỏi thận, nhiễm trùng, khối u,…
Xem thêm bài viết “7 thực phẩm hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả và an toàn” tại đây.
3. Nước tiểu có bọt và nhạt màu
Màu sắc và dạng chất nước tiểu cũng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Cụ thể, nếu nhận thấy nước tiểu có lượng bọt lớn, lâu tan thì bạn đang bị rối loạn chức năng thận. Điều này là do thận lọc không tốt, khiến nước tiểu chứa hàm lượng đạm cao.
Ngoài ra, hãy quan sát kỹ màu sắc của nước tiểu. Khi thấy màu nhạt, tối hơn bình thường, đi kèm là cảm giác căng tức thì nên kiểm tra sức khỏe thận của bạn.
4. Sưng phù
Thận đóng vai trò loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa khỏi cơ thể. Do đó, khi chức năng thận suy giảm, số nước dư này sẽ tích tụ lại, dẫn tới tình trạng phù ở một số bộ phận như tay, chân, cổ chân, bàn chân, mặt,…
Song song đó, thận yếu nên chất đạm trong nước tiểu cao và natri bị tồn đọng bên trong cơ thể chúng ta. Đây chính là thủ phạm dẫn tới sưng mắt, bàn tay và bàn chân.
5. Cơ thể mệt mỏi
Khi thận hoạt động hiệu quả, bộ phận này sẽ sản sinh ra hormone erythropoietin để kích thích cơ thể tạo ra hồng cầu mang oxy. Việc thiếu những tế bào máu đỏ do thận không làm việc tốt sẽ gây ra cảm giác uể oải và mỏi mệt. Ngoài ra, việc thận lọc kém sẽ dẫn tới tích tụ tạp chất và độc tố trong máu. Như vậy, những dấu hiệu suy thận này được gọi là hiện tượng thiếu máu do suy thận.
6. Ngứa và phát ban
Thận lọc ngày càng yếu khiến lượng chất độc và cặn bã tích tụ trong cơ thể tăng lên. Chúng sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm độc cơ thể với biểu hiện là da khô, phát ban và tình trạng ngứa tăng dần theo thời gian.
7. Thở có mùi nước tiểu
Việc hơi thở có mùi nước tiểu (amoniac) là một trong những dấu hiệu suy thận nghiêm trọng. Urea có trong thực phẩm tích tụ lâu ngày trong máu vì thận không thể thanh lọc chính là nguyên nhân của hiện tượng trên.
Chất thải tồn đọng quá nhiều sẽ làm đổi vị thức ăn, hơi thở của bạn có mùi tương tự như mùi nước tiểu. Ngoài ra, bạn cũng dần mất cảm giác ngon miệng khi ăn thịt.
8. Buồn nôn và nôn
Ngoài việc khiến hơi thở có mùi, urea đọng lại trong máu còn làm bạn buồn nôn và nôn. Khi dấu hiệu suy thận này đi kèm những triệu chứng khác thì hãy nhanh chóng khám sức khỏe.
9. Đau cạnh sườn
Nang thận tích tụ chất lỏng lâu ngày sẽ bị phồng to lên, chèn vào cơ thể và gây đau lưng, đau cạnh sườn. Vì thế, hãy chú ý tới cảnh báo của cơ thể để phát hiện sớm.
Trên đây là những dấu hiệu suy thận cần được chú ý để mau chóng phát hiện bệnh. Kinhnghiem360.edu.vn mong rằng bạn sẽ sớm nhận biết và tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nếu không may mắc phải. Hãy tiếp tục ghé qua chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để tìm đọc thêm nhiều bài viết bổ ích nữa nhé!