3 tháng đầu tiên của thai kỳ là khoảng thời gian khó khăn đối với bất kỳ bà mẹ nào. Các mẹ hãy ghi nhớ 9 lưu ý sau đây của Kinhnghiem360.edu.vn để bảo vệ sức khoẻ bà bầu 3 tháng đầu thật tốt nhé!
Vì sao 3 tháng đầu thai kỳ lại là thời gian quan trọng nhất?
Giai đoạn đầu của thai kỳ, lúc này, thai nhi chỉ bắt đầu hình thành trong cơ thể của người mẹ. Theo thời gian, các cơ quan của trẻ mới hình thành và hoàn thiện dần. Bào thai lúc này rất yếu nên cần được bảo vệ kỹ lưỡng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, bản thân người mẹ phải tự mình thích ứng với nhiều thay đổi, đặc biệt là về tâm lý. Bạn phải thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng… Giai đoạn này có rất nhiều triệu chứng gây khó chịu cho người mẹ. Chính vì thế, hầu hết những bà mẹ lần đầu mang thai đều gặp khá nhiều khó khăn trong thời gian đầu của thai kỳ.
Điều đó giải thích vì sao, 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu cần thực hiện đầy đủ những điều sau đây.
9 lưu ý để đảm bảo sức khoẻ mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ
1. Khám thai theo định kỳ
Việc đầu tiên sau khi bạn thử thai và biết mình mang thai đó chính là đi khám thai. Bạn nên tìm hiểu và đến gặp phòng khám tư nhân hoặc bệnh viện uy tín để khám. Đừng quên chọn cho mình một bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt nhé!
Trong suốt thai kỳ, mọi thứ bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tuỳ tiện thực hiện theo những lời khuyên của nhiều người khác và dùng thuốc hay bất kì sản phẩm nào không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi khám thai, bạn nên hỏi kĩ bác sĩ về lịch khám, sức khoẻ của bào thai và những việc bạn cần thực hiện trong thời gian tới.
2. Bảo vệ sự an toàn cho bạn và thai nhi
3 tháng đầu tiên của thai kỳ là lúc mà bạn cần chú trọng hơn đến việc đi lại và sức khoẻ của chính mình. Bên cạnh việc đi khám thai để theo dõi tình trạng của thai thì mẹ bầu cần cẩn thận hơn trong việc đi lại, tăng cường sức đề kháng để bạn không bị ốm trong thời gian này.
Như đã nói ở trên, bào thai của bạn trong thời gian này rất nhỏ và chưa hoàn thiện, rất dễ sảy thai nên mẹ bầu phải thực sự cẩn trọng nhé!
3. Nói không với các chất kích thích
Nếu bạn quyết định có thai, bạn cần phải nói không với chất kích thích.
Bởi khoa học đã chứng minh các chất này có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là trí não của trẻ. Những thức uống như rượu bia, cafe, thuốc lá,… đều không được sử dụng. Trong đó, caffeine là một trong những chất có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai và ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi.
Lưu ý, caffeine không chỉ có trong cafe mà còn trong rất nhiều thức uống và thực phẩm khác. Trước khi sử dụng, cần phải tìm hiểu kỹ các thành phần in trên sản phẩm.
4. Sẵn sàng đối mặt với tình trạng ốm nghén và mệt mỏi
Hầu hết những bà mẹ mang thai 3 tháng đầu đều phải trải qua những triệu chứng đầu tiên của ốm nghén và sự mỏi mệt của cơ thể. Ốm nghén nhiều hay không lại tuỳ thuộc vào cơ thể của mỗi người, tình trạng tệ nhất là mẹ bầu không ăn được gì trong suốt những tháng đầu tiên. Dù bạn không muốn nhưng thức ăn khi cho vào miệng không thể nuốt nổi.
Dù vậy, hãy cố gắng bổ sung chất dinh dưỡng cho mình bằng nhiều cách khác nhau. Thời gian đầu này, thai nhi chưa thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nên bạn không cần quá lo lắng. Việc ăn uống tốt là để giúp chính mẹ khoẻ mạnh hơn mà thôi.
Mẹ bầu có thể chủ động chuẩn bị cho mình một số món ăn vặt trong ngày, uống sữa, chia nhỏ các bữa ăn ra để dễ ăn hơn.
Đừng ngạc nhiên khi bạn liên tục bị đau đầu, các cơ mỏi, núm vú và một số vùng khác trên cơ thể đau hơn… Mệt mỏi là chuyện khó tránh khỏi khi mang thai, vì vậy, hãy đảm bảo bạn được nghỉ ngơi bất kì lúc nào bạn thấy cơ thể không khoẻ nhé!
5. Hãy chú trọng giấc ngủ của bạn nhiều hơn
Giấc ngủ đối với người bình thường rất quan trọng, đối với mẹ bầu thì càng quan trọng hơn. Thời gian này khi Hormone trong cơ thể thay đổi cùng với tâm lý lo lắng sẽ khiến các bà mẹ khó ngủ hơn mỗi đêm. Vì thế, hãy cố gắng thư giãn trước khi ngủ, uống một ly sữa nóng và giữ một tư thế ngủ thích hợp cho mình.
Tư thế ngủ tốt nhất cho các bà mẹ là nằm nghiêng sang bên trái, kê thêm gối ngủ sau lưng, trước bụng để bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ. Nếu bạn bị mất ngủ nhiều ngày khi mang thai trong 3 tháng đầu, hãy đến gặp bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc an thần để điều hoà giấc ngủ của bạn mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
6. Tập thể dục, tập các bài tập dành riêng cho bà bầu
Việc tập thể dục sẽ khó khăn hơn trong thời gian đầu mang thai, tuy nhiên, nếu bạn duy trì được thì lại rất tốt cho cơ thể. Phương pháp tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về những bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn.
Bạn có thể thực hiện một vài động tác đơn giản tại nhà hoặc đi bộ nhẹ nhàng để thấy thoải mái, khỏe khoắn hơn.
Việc tập luyện sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn hơn và khoẻ hơn so với trạng thái ì ạch mỗi lúc thức dậy nếu không tập thể dục. Vì thế, hãy lên lịch luyện tập cho mình ngay cả khi bạn đang mang thai nhé!
7. Xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ăn uống đủ chất
Mặc dù trong những tháng đầu tiên này, thai nhi vẫn chưa nhận được dinh dưỡng từ mẹ nhưng bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ các chất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của mình. Theo đó, bạn cần bổ sung nhiều chất sắt, protein, các loại Vitamin, Canxi cho cơ thể.
Cách tốt nhất và chính xác nhất trong giai đoạn này là bạn xin lời khuyên từ bác sĩ. Với trình độ chuyên môn, bác sĩ sẽ giúp bạn xây dựng một thực đơn hoàn hảo nhất không chỉ trong 3 tháng đầu tiên mà suốt cả thai kỳ.
Thịt bò và súp lơ là một trong những thực phẩm chứa rất nhiều sắt. Các loại đậu cung cấp nhiều Protein cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi. Cá hồi có rất nhiều canxi, Omega 3 hỗ trợ rất nhiều cho sức khoẻ của bạn và cả thai nhi.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên hỏi bác sĩ những thực phẩm bạn cần tránh trong giai đoạn đầu để tránh các trường hợp xấu xảy ra nhé! Điều này rất quan trọng trong 3 tháng đầu tiên.
Không ăn quá nhiều
Thực tế có rất nhiều bạn cho rằng, khi có thai, ăn càng nhiều thì con và mẹ càng khoẻ. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ cần nạp vào cơ thể 300 calo là đủ. Chỉ cần ăn đủ chất và đủ năng lượng. Việc ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng của mẹ mà còn tăng nguy cơ các bệnh béo phì, phù, cao huyết áp.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, trong 3 tháng đầu tiên, chỉ cần tăng 1 -2kg. Các tháng tiếp theo hãy tăng cân dần để tốt cho thai nhi.
8. Đừng chủ quan với hiện tượng ra máu khi mang thai
Vào khoảng ngày thứ 8 – 12 sau khi thụ thai, ở một số mẹ bầu sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu như hành kinh nhưng lượng máu rất ít và mau hết.
Nếu tình trạng ra máu này cứ tiếp diễn, hãy cẩn thận! Nguyên nhân có thể kể đến là do tác động của quan hệ vợ chồng, nhau thai bị bong, ra máu âm đạo hoặc có thai ngoài tử cung.
Chính vì thế, nếu trong 3 tháng đầu tiên, khi bào thai còn yếu, mẹ bầu cần chú ý đến hiện tượng này và đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán.
9. Chuẩn bị tâm lý cho những thay đổi khác trên cơ thể
Mang thai là việc hệ trọng của bất kì người phụ nữ nào, bạn không chỉ mệt mỏi trong thời gian mang thai mà còn phải đối mặt với nhiều sự thay đổi khác.
Các Hormone thai kỳ sẽ khiến da bạn xấu đi, nổi mụn nhiều, da xuất hiện vết đỏ, rạn da, cân nặng tăng nhanh, mất đi vóc dáng xinh đẹp ngày nào…
Không phải ai cũng dễ dàng thích ứng với quá nhiều sự thay đổi trong 3 tháng đầu tiên, vì vậy, một trong những việc quan trọng nhất là tâm lý. Bạn cần chuẩn bị cho mình một tinh thần thật vững vàng và chấp nhận những thay đổi của cơ thể mình trong suốt thai kỳ.
Khi đầu óc của bạn được thư giãn, không lo lắng, phiền muộn thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, nên mẹ cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhé!
Hy vọng những thông tin mà Kinhnghiem360.edu.vn chia sẻ có thể giúp bạn vững tin hơn và bảo vệ sức khoẻ mẹ bầu 3 tháng đầu thật tốt.
Chúc bạn luôn khoẻ mạnh và hãy thường xuyên truy cập Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho cuộc sống nha.