Tỏi không chỉ là loại gia vị hấp dẫn mà còn là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Song, ăn tỏi sai cách lại dẫn tới những mối nguy hại khó lường. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu ăn tỏi như thế nào là tốt nhất với 12 lưu ý sau đây nhé!
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong bếp của mỗi nhà. Không chỉ làm hương vị món ăn ngon hơn, tỏi còn có nhiều công dụng trị bệnh vô cùng ấn tượng như:
- Chống lại các bệnh về tim mạch
- Làm giảm đường huyết
- Giảm nguy cơ ung thư
- Tác dụng kháng sinh
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Hỗ trợ chống nhiễm độc chất phóng xạ
Nguyên nhân là tỏi có khả năng đẩy mạnh việc thải trừ và giảm lượng tích tụ của những chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ giải độc nicotin mạn tính. Hàm lượng vitamin (A, B, C, D,…) và khoáng chất (i-ốt, can-xi,…) trong tỏi cũng rất cao. Chất diệt khuẩn allicin vô cùng mạnh mẽ đã biến tỏi trở thành vị thuốc kháng sinh tự nhiên đáng quý.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “6 tác dụng của tỏi tươi tuyệt vời cho sức khỏe” tại đây.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tiêu hóa tỏi sẽ gây phản tác dụng. Vậy ăn tỏi như thế nào là tốt nhất? Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn điểm qua những lưu ý dưới đây nhé!
1. Ăn tỏi như thế nào là tốt nhất? Hãy dùng tỏi tươi!
Hydrogen sulfide là một loại khí có khả năng bảo vệ tim của chúng ta nếu hấp thu một lượng nhỏ. Khí này có nhiều ở trứng thối và cả tỏi tươi được giã nát. Tuy nhiên, khí ga này chỉ có thể tồn tại một khoảng thời gian ngắn.
Nếu tỏi trải qua công đoạn chế biến hay để lâu ngày bị khô thì lượng hydrogen sulfide hữu ích này sẽ biến mất. Tỏi đã nấu chín hay tỏi khô vẫn chứa các chất giúp chống ô-xy hóa để bảo vệ chúng ta khỏi tác động tiêu cực của gốc tự do. Song, tỏi tươi vẫn hữu hiệu hơn nhiều.
Bạn có thể bóc vỏ, cắt nhỏ rồi để tỏi ngoài không khí trong vòng 10 đến 15 phút. Sau đó, hãy trộn với mật ong, táo xay, sữa chua hay món nào đó tùy sở thích để thưởng thức. Nếu mùi tỏi khiến bạn ái ngại thì ăn ngay một chút rau thơm để khử mùi nhé! Bạn có thể mua dụng cụ xay tỏi tại đây.
2. Sử dụng tỏi 10 – 15 phút sau khi băm nhuyễn
Như đã nhắc ở trên, tỏi nên được để ngoài không khí từ 10 – 15 phút rồi mới sử dụng. Tuy nhiên, nhiều bạn tiết kiệm thời gian bằng cách tranh thủ băm tỏi trong quá trình nấu nướng. Sau khi băm thì tiến hành nấu ngay lập tức.
Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo đây là phương pháp hoàn toàn sai lầm. Allicin trong tỏi chỉ phát huy được những công dụng tuyệt vời của mình sau khi để ngoài không khí trong khoảng thời gian nhất định. Lúc này, enzym ở trong không khí có thể tăng cường các khoáng chất có ích trong tỏi.
3. Ăn với lượng vừa đủ
Bạn cần chú ý khí hydrogen sulfide với hàm lượng nhiều sẽ trở thành chất độc. Chính vì vậy, ăn quá nhiều tỏi tươi cũng không tốt cho cơ thể chúng ta. Các chuyên gia khuyến cáo một tép tỏi mỗi ngày là lượng vừa đủ.
Là một gia vị cay, khi ăn quá nhiều, tỏi sẽ làm môi trường dạ dày mất cân bằng. Từ đó, tình trạng ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi và cân nặng sụt giảm xuất hiện. Nghiêm trọng hơn là thận bị ảnh hưởng, khí huyết tổn thương và nam giới có nguy cơ vô sinh. Vì vậy, hãy ăn tỏi với lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe.
4. Nấu tỏi ở nhiệt độ vừa đủ
Ít ai biết tỏi được phi ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến công dụng của loại gia vị này biến mất. Allicin – chất tốt nhất trong tỏi sẽ bị vô hiệu hóa và sức đề kháng của cơ thể sẽ không được cải thiện.
Chính vì vậy, tỏi nên được nấu với lửa nhỏ, đảo nhanh trong khoảng 15 phút thì sẽ giữ được những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
5. Ngâm tỏi già
Tỏi ngâm dấm có nhiều tác động tích cực tới cơ thể, từ việc giảm lượng cholesterol trong máu để ngăn ngừa hiện tượng xơ cứng động mạch cho đến việc xóa bỏ tình trạng tắc nghẽn mạch máu bằng cách hòa tan protein. Vì axit trong giấm sẽ kích thích thành phần dược lý có trong tỏi.
Khi ngâm tỏi, nếu bị chuyển màu xanh thì tỏi bạn dùng để ngâm còn non. Lúc này, ăn tỏi ngâm chuyển xanh không bị độc nhưng những công dụng chữa trị tuyệt vời đã bị giảm đi rất nhiều so với tỏi già.
6. Bỏ ngay tỏi để lâu ngày hoặc lên mầm
Tỏi để lâu ngày có thể bị mốc hoặc lên mầm. Nếu tiếp tục sử dụng, chúng sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc, đặc biệt là với những người sức đề kháng kém. Lúc này, dạ dày của bạn sẽ nôn nao, khó chịu. Trường hợp ngộ độc năng mà không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
7. Không ăn tỏi khi đói
Allicin – chất kháng sinh tự nhiên có nhiều trong tỏi có khả năng gây nóng dạ dày, khiến người ăn bị nóng trong bụng khi ăn tỏi lúc đói. Lâu ngày, hiện tượng loét dạ dày có nguy cơ xuất hiện cao.
Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ ăn tỏi khi đói. Ngoài ra, bạn cần kết hợp tỏi với các thực phẩm khác để tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn của tỏi.
8. Chú ý các thực phẩm kỵ tỏi
Có một số thực phẩm khi kết hợp với tỏi sẽ làm mất tác dụng, thậm chí là tác hại với người dùng. Vì vậy, Kinhnghiem360.edu.vn sẽ liệt kê những thực phẩm trên để cảnh báo tới bạn khi nấu ăn, giữ an toàn sức khỏe cho gia đình.
- Thịt gà: Nếu nấu tỏi chung với thịt gà, món ăn sẽ dẫn đến kiết lỵ.
- Cá trắm: Đừng dùng cá trắm chung với tỏi, món ăn này sẽ gây chướng bụng, khó tiêu.
- Thịt chó: Tương tự cá trắm, dùng món ăn có thịt chó và tỏi sẽ bị khó tiêu.
- Trứng: Tỏi và trứng là hai thực thẩm không nên kết hợp với nhau, dù có trường hợp ăn vào cũng không sao nhưng bạn nên chú ý hạn chế để tránh gây độc.
9. Tránh ăn tỏi khi dị ứng hoặc khó tiêu
Những người xuất hiện các triệu chứng dị ứng với tỏi hoặc cảm thấy khó tiêu thì nên tránh ăn loại thực phẩm này. Đó là khi bạn bị chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng,… Đối với một số trường hợp dị ứng nặng, ăn tỏi cũng sẽ đe dọa đến tính mạng.
10. Ngừng ăn tỏi khi bị tiêu chảy
Đây là loại thực phẩm kiêng kỵ với bệnh nhân tiêu chảy. Khả năng kích thích mạnh thành ruột của tỏi không tốt chút nào đối với trường hợp người bị viêm ruột do vi khuẩn xâm nhập.
Nếu tiếp tục ăn tỏi, niêm mạc ở đường ruột sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới xuất huyết, nghẹn mạch máu hay phù nề. Tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn, thậm chí là xuất hiện những biến chứng tệ hại.
Bạn có thể xem thêm bài viết “5 nguyên nhân tiêu chảy do sinh hoạt thường ngày và thực phẩm điều trị” tại đây.
11. Ăn tỏi không tốt cho việc điều trị bệnh về mắt
Tỏi là thực phẩm có vị cay, không tốt cho mắt nếu ăn trong thời gian dài. Các món ăn từ tỏi, và đặc biệt là tỏi sống thì không nên nằm trong thực đơn của người đang điều trị bệnh mắt. Tương tự, người có bệnh mắt cũng nên kiêng các thực phẩm cay khác.
- 5 loại thực phẩm tốt cho mắt cận để mắt sáng khỏe
- 5 món ăn tốt cho mắt dễ nấu ngay tại nhà
12. Người có bệnh về gan, thận không nên ăn tỏi
Tỏi có công dụng kháng khuẩn tuyệt vời, nhưng lại vô hiệu với virus viêm gan, thận. Ngược lại, vị cay và tính nóng trong tỏi còn có khả năng kích thích rất mạnh, có hại cho dạ dày lẫn đường ruột. Người có bệnh gan, nhất là những ai nóng gan, cần phải tránh xa tỏi để khỏi bị tổn thương.
Người bệnh gan sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn khi ăn tỏi vì thực phẩm này ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể. Việc ăn tỏi còn làm giảm hemoglobin, gây thiếu máu, không tốt cho những ai đang trị bệnh về gan, thận.
- Thanh lọc gan với 7 loại thức uống thiên nhiên dễ pha chế
- 9 nguyên nhân dẫn đến ung thư gan cần biết để phòng tránh
- 5 món ăn chữa thiếu máu từ gan giúp bạn hồi phục sức khỏe
Vậy là Kinhnghiem360.edu.vn đã cho bạn danh sách giải đáp câu hỏi ăn tỏi như thế nào là tốt nhất. Đừng chủ quan mà hãy ghi nhớ thật kỹ để vừa tránh trường hợp kiêng kỵ đáng ghét, vừa phát huy được hết công dụng của loại thực phẩm tuyệt vời này.
Hãy chia sẻ bài viết của Kinhnghiem360.edu.vn cho người thân và bạn bè cùng cập nhật những kiến thức hữu ích này nhé!