Thiếu máu não là căn bệnh nguy hiểm, phổ biến hiện nay khi mà theo thống kê có tới 80 – 85% người Việt Nam bị thiếu máu não. Thiếu máu não gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bởi triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh như đau đầu, đau nửa đầu, buồn nôn, chóng mặt… thậm chí có thể gây đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng. Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu về triệu chứng thiếu máu não và trả lời câu hỏi thiếu máu não nên ăn gì nhé!
Thiếu máu não là gì?
Não bộ là cơ quan đặc biệt, quan trọng với cơ thể con người, não cần tới 15% khối lượng tuần hoàn máu, 20% tổng lượng oxy và 25% lượng glucose của cơ thể để duy trì hoạt động bình thường và nuôi dưỡng các tế bào não
Thiếu máu não là hiện tượng suy giảm tuần hoàn, khiến lượng máu lên não giảm đi, vì thế lượng oxy và dinh dưỡng cung cấp cho não không đủ. Các tế bào não không đủ năng lượng hoạt động thậm chí chết đi gây ảnh hưởng đến hoạt động của não cũng như toàn bộ cơ thể.
Nguyên nhân gây thiếu máu não
Thiếu máu não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có các biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, trước tiên, hãy cùng Bloganchoi tìm hiểu về nguyên nhân gây thiếu máu não bạn nhé!
Chế độ dinh dưỡng không khoa học, căng thẳng tâm lý kéo dài
Những người ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic… Cộng thêm sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… gây thiếu máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, uể oải. Không chỉ dừng lại ở đó, cuộc sống áp lực, con người để bắt kịp nhịp sống hiện đại cần học tập, làm việc, lao động trí óc trở thành hình thức lao động chủ yếu.
Vì vậy não bộ cần nhiều năng lượng, tuy nhiên, ăn uống thiếu chất gây thiếu máu dẫn đến kết quả tất yếu là thiếu máu não, hoạt động thần kinh suy giảm, kéo theo hiệu quả làm việc, chất lượng cuộc sống cũng giảm sút.
Thiếu máu não do nguyên nhân mạch máu
Mạch máu là bộ phận dẫn truyền máu đi khắp cơ quan của cơ thể, mang theo chất dinh dưỡng và oxy, chúng được ví như những tuyến đường giao thông, mọi sự bất thường khiến lưu thông máu bị cản trở đều gây những tác động có hại cho con người.
Thiếu máu não do thoái hóa đốt sống cổ
Khi đốt sống cổ bị thoái hóa, sẽ chèn ép vào các dây thần kinh, gây đau cổ, ngoài ra, các mạch máu dẫn máu nuôi não cũng bị chèn ép, gây thiếu máu não.
Thiếu máu não do xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch làm lòng mạch máu chít hẹp, lưu lượng máu đến não giảm, đôi khi nghiêm trọng có thể làm mạch bị tắc hoàn toàn, lúc này, người bệnh cần được nhập viện để được tư vấn biện pháp can thiệp thích hợp nhất. Xơ vữa động mạnh cũng làm nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn, là một trong số các nguyên nhân gây tắc mạch máu, thiếu máu não.
Thiếu máu não do bệnh lý tim mạch
Các bệnh lý tại tim như suy tim phân suất tống máu giảm, khiến tim không đủ lực bơm máu đi toàn bộ cơ thể, gây thiếu máu não cũng như các cơ quan khác. Hay các bệnh lý về van tim như thông liên nhĩ, khiến máu giàu oxy bị trộn lẫn với máu nghèo oxy, vì vậy, dù lượng máu đến não không giảm, nhưng lượng oxy lại không đủ cho não sử dụng, gây suy giảm hoạt động não bộ.
Dấu hiệu thiếu máu não
- Đau đầu là dấu hiệu quan trọng, phổ biến của bệnh thiếu máu não. Đây là dấu hiệu vô cùng điển hình, người bệnh có thể đau nửa đầu, đau toàn bộ vùng đầu bất chợt hay khi phải hoạt động trí não nhiều, căng thẳng…
Đau đầu là triệu chứng phổ biến của thiếu máu não (Nguồn: Internet) - Mất ngủ: Thực tế cho thấy những người bị thiếu máu não có chất lượng giấc ngủ rất thấp, giấc ngủ thường chập chờn, gặp ác mộng hay tỉnh dậy giữa đêm. Lúc ngủ dậy cũng không cảm thấy thoải mái mà rất mệt mỏi, uể oải.
- Chóng mặt, ù tai: Người bệnh thiếu máu não thường hay bị hoa mắt và chóng mặt bất chợt, không có dấu hiệu báo trước, và dù ở nơi rất yên tĩnh, họ cũng bị ù tai. Sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh nếu bị hoa mắt chóng mặt khi họ đang tham gia điều khiển phương tiện giao thông.
- Suy giảm trí nhớ: Thiếu máu não khiến não không có đủ năng lượng hoạt động, thậm chí là chết tế bào não. Người bệnh rất dễ quên, trí nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng lớn.
Người bệnh thiếu máu não nên ăn gì?
Một nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu não là do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, gây thiếu máu, vì vậy xây dựng một chế độ ăn hợp lý, cân bằng dinh dưỡng là vô cùng cần thiết và đơn giản nhất trong việc phòng ngừa thiếu máu não. Vậy những thực phẩm nào tốt cho người bị thiếu máu não?
- Nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt: Gồm các thực phẩm nguồn gốc từ động vật.
- Thịt bò: Thịt bò thuộc nhóm thịt đỏ, giàu sắt và các vitamin quan trọng cho quá trình tạo hồng cầu như vitamin B6, B12, và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch
- Cá hồi: Giàu vitamin như B6, B12, D, A… các khoáng chất như photpho, kẽm và các accid béo không no.
- Hải sản: Giàu khoáng chất và vitamin như sắt, B6, B12 và các axit amin giúp nâng cao đề kháng, giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu.
- Ngoài ra có thể kể đến lòng đỏ trứng gà, chứa nhiều đạm, giàu canxi, sắt, photpho và vitamin D.
Nhóm giàu sắt và vitamin: Gồm các thực phẩm có nguồn gốc thực vật
- Rau bó xôi: Rất giàu sắt, vitamin và đặc biệt là acid folic
- Rau cần tây: Giúp tăng tuần hoàn máu do chứa kẽm, sắt và các acid amin
- Bí ngô: Chứa nhiều protein, sắt, kẽm, vitamin C…
- Cà rốt: Giàu vitamin C, D, A, axit folic và kali, sắt, canxi, photpho… tăng cường các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tìm mua vitamin uống bổ sung cho cơ thể tại đây.
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại quả như lựu, dâu tây, mâm xôi hay nho khô… do các loại quả này giàu dưỡng chất cần cho quá trình tạo máu, tăng cường hấp thu sắt, tăng miễn dịch cho cơ thể.
- 5 nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cần tránh để bảo vệ sức khoẻ
- Người thiếu máu không nên ăn gì để tránh bệnh tình trầm trọng hơn?
Với bài viết trên đây, Kinhnghiem360.edu.vn hi vọng đã đưa tới những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể phần nào hiểu hơn về thiếu máu não, nguyên nhân, triệu chứng và thực phẩm phù hợp cho người bị thiếu máu não. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, nên khám 6 tháng/lần và khi có những triệu chứng bất thường trên thì nên đi khám bác sỹ để nhận được những lời khuyên tốt nhất!
Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!