Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 850.000 người chết vì trầm cảm. Đây cũng là nguyên nhân gây ra 2/3 các trường hợp tự sát. Trầm cảm là bệnh lý tâm thần ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Kinhnghiem360.edu.vn hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về trầm cảm, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như những phương pháp điều trị hiệu quả.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là chứng bệnh về tâm lý, người bị trầm cảm thường có cảm giác buồn bã, mất mát hoặc giận dữ, mất hoàn toàn hứng thú với cuộc sống xung quanh.
Áp lực cuộc sống hiện đại khiến trầm cảm ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm hơn, đặc biệt ở giới trẻ. Ở mức độ nhẹ, trầm cảm chỉ ảnh hưởng tới những hoạt động thường ngày, làm giảm hiệu quả công việc. Nặng hơn thì có thể gây tác hại xấu tới sức khỏe và các mối quan hệ xung quanh, tệ hơn nữa là mong muốn tự tử.
Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm
Trầm cảm có rất nhiều triệu chứng khác nhau, một số chỉ tác động tới tâm trạng, nhưng số khác lại ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của bạn. Các triệu chứng này cũng rất khác nhau đối với nam giới, nữ giới và cả trẻ nhỏ.
- Biểu hiện về cảm xúc như giận dữ, hung hăng, cáu gắt, lo lắng, bồn chồn.
- Ảnh hưởng tới tâm trạng như buồn bã, mệt mỏi, cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng.
- Biểu hiện về hành vi như mất hứng thú ngay cả trong những hoạt động yêu thích, lạm dụng rượu và chất kích thích, có những hành động gây nguy hiểm tới bản thân, suy nghĩ và hành vi tự sát.
- Tác động tới khả năng nhận thức, giảm chú ý, khó tập trung, tiếp nhận và phản hồi thông tin chậm.
- Ảnh hưởng tới giấc ngủ, gây mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, luôn có cảm giác buồn ngủ.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất như cảm giác đau nhức toàn thân, mệt mỏi, đau đầu và một số bệnh tiêu hóa.
- Biểu hiện về cảm xúc và tâm trạng, như cáu gắt, cảm giác buồn hoặc trống rỗng, lo lắng, tuyệt vọng.
- Biểu hiện về hành vi như mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, hạn chế hoặc hoàn toàn thu mình khỏi các hoạt động xã hội, có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát.
- Suy giảm khả năng nhận thức.
- Khó ngủ, mất ngủ, thường thức giấc bất chợt hoặc ngủ quá nhiều.
- Cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu sức sống, thay đổi về khẩu vị, tăng hoặc giảm cân bất thường, cơ thể đau nhức, đau đầu kéo dài, một số người còn thường xuyên bị chuột rút.
- Cáu gắt, giận dữ hoặc thay đổi cảm xúc liên tục, trẻ khóc nhiều.
- Suy nghĩ tiêu cực, cảm giác kém cỏi, bất lực, tuyệt vọng.
- Trẻ không muốn đi học, có hành vi tránh né giao tiếp, tự thu mình lại, suy nghĩ về cái chết.
- Khó tập trung, ảnh hưởng tới thành tích học tập.
- Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Thiếu sức sống, lười ăn hoặc bỏ ăn, tăng hoặc giảm cân bất thường, một số trẻ có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Các triệu chứng trên sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu người bệnh phải chịu đựng trong thời gian dài và không cảm nhận được sự thấu hiểu của người khác.
Những nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm
Nguyên nhân gây ra trầm cảm rất đa dạng, có thể là các nguyên nhân về mặt sinh học cho tới hoàn cảnh khách quan. Tuy nhiên các nhà tâm lý học cho rằng có 5 nguyên nhân chính thường gặp nhất gây ra căn bệnh này.
- Lịch sử gia đình: nếu trong gia đình bạn từng có người bị trầm cảm hoặc mắc chứng rối loạn cảm xúc thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc trầm cảm.
- Tổn thương tâm lý trong quá khứ: một số trải nghiệm tồi tệ thời thơ ấu vẫn có thể gây ảnh hưởng tới bạn trong những hoàn cảnh đặc biệt.
- Cấu tạo của não bộ: các nhà khoa học nhận thấy rằng những người bị trầm cảm thì thùy trán của họ thường hoạt động kém hơn so với người bình thường. Mặc dù vậy, các thí nghiệm vẫn chưa chỉ ra được rằng điều này xảy ra trước hay sau khi xuất hiện các triệu chứng trầm cảm.
- Tình trạng sức khỏe: người mắc các bệnh mạn tính như đau đầu, mất ngủ hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn.
- Những người có tiền sử dùng ma túy hoặc nghiện rượu cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc trầm cảm.
- Người tự ti, đặc biệt những người có thói quen tự chỉ trích.
- Người có sức khỏe kém, thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe.
- Người đang phải trải qua những cú sốc tâm lý, như vừa chia tay người yêu hoặc ly hôn, thất nghiệp, mất người thân…
Trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến và gần như không ai có thể tránh khỏi được nó. Theo thống kê, có đến 80% dân số trên thế giới sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời của mình. Trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh.
Cách kiểm tra và nhận biết trầm cảm
Có rất nhiều phương pháp test trầm cảm mà bạn có thể tìm thấy trên Google, tuy nhiên bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra các bài test đều có những câu hỏi tương tự như nhau. Các câu hỏi thường xoay quanh các vấn đề như:
- Cảm xúc của người bệnh
- Chất lượng giấc ngủ
- Suy nghĩ cá nhân
- Mức độ hoạt động thể chất hoặc một số biểu hiện sức khỏe
- Cảm giác thèm ăn
Vì trầm cảm có liên quan mật thiết tới các vấn đề về sức khỏe thể chất nên bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm máu. Đôi khi các vấn đề về tuyến giáp hay sự thiếu hụt vitamin D cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
Đừng thờ ơ với những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, nếu tâm trạng của bạn không được cải thiện hoặc ngày càng tệ hơn thì hãy nhanh chóng tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Nếu không được chữa trị kịp thời, trầm cảm có thể gây ra những vấn đề trầm trọng hơn như:
- Mất kiểm soát cân nặng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
- Lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện
- Rối loạn cảm xúc, mất kiểm soát, thậm chí có thể hành hung người khác
- Tự cô lập xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các mối quan hệ. Điều này càng khiến bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Suy nghĩ về cái chết, tự sát hoặc tự làm tổn thương bản thân.
Những kiểu trầm cảm phổ biến
Trầm cảm có thể được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh. Có nhiều người thường trải qua các giai đoạn trầm cảm nhẹ và tạm thời, trong khi những người khác có thể phải chịu đựng trong một khoảng thời gian dài.
Về cơ bản, trầm cảm được chia làm 2 dạng chính là Rối loạn trầm cảm nặng (major depressive disorder – MDD) và Rối loạn trầm cảm kéo dài (persistent depressive disorder – PDD).
Rối loạn trầm cảm nặng
Rối loạn trầm cảm nặng là dạng rối loạn tâm lý nghiêm trọng. Người bệnh thường có cảm giác buồn bã, tuyệt vọng, vô giá trị, và những suy nghĩ này kéo dài dai dẳng không thể tự biến mất.
Những người có ít nhất 5 triệu chứng dưới đây, kéo dài trong khoảng 2 tuần sẽ được chẩn đoán mắc MDD:
- Cảm thấy chán nản hầu hết thời gian trong ngày
- Mất hứng thú với hầu hết các hoạt động thường xuyên
- Giảm hoặc tăng cân đáng kể
- Ngủ rất nhiều hoặc không ngủ được
- Suy nghĩ hoặc hành động chậm chạp
- Mệt mỏi trong hầu hết các ngày
- Cảm giác vô giá trị hoặc tội lỗi
- Mất tập trung hoặc thiếu quyết đoán
- Lặp đi lặp lại ý nghĩ về cái chết hoặc tự tử
Rối loạn trầm cảm kéo dài
Rối loạn trầm cảm kéo dài hay còn được gọi là rối loạn tâm trạng, là một dạng trầm cảm nhẹ hơn nhưng mạn tính, xuất hiện liên tục trong một khoảng thời gian rất dài – thường ít nhất 2 năm. Vì kéo dài như vậy nên PDD ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh hơn là MDD.
Người mắc PDD thường có những biểu hiện sau:
- Mất hứng thú với các hoạt động thường ngày
- Cảm thấy chán nản, tuyệt vọng
- Năng suất làm việc giảm
- Tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lòng tự trọng thấp
Cách điều trị trầm cảm
Trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị được nếu biết cách và người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của chuyên gia tâm lý.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà có thể chỉ cần áp dụng một số hoặc kết hợp đồng thời nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng.
Tâm lý trị liệu
Trầm cảm là chứng bệnh về tâm lý nên biện pháp điều trị tâm lý sẽ là điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới. Nếu bạn gặp khó khăn khi giao tiếp với người xung quanh hoặc không có ai bên cạnh có thể thấu hiểu cảm giác của mình, đừng ngần ngại tìm tới các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn học cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, cũng như cách vượt qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
Dược phẩm
Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn, tuy nhiên nên nhớ rằng bất kì loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm hoặc chống loạn thần.
Quang trị liệu
Nhiều nghiên cứu cho thấy ánh sáng trắng có thể giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn theo chiều hướng tích cực hơn. Quang trị liệu thường được sử dụng để điều trị những trường hợp trầm cảm theo mùa.
Vận động
Tập thể dục đều đặn 3-5 ngày mỗi tuần sẽ làm tăng lượng hormone endorphin trong máu, giúp cải thiện đáng kể tâm trạng của bạn.
Liệu pháp thay thế
Một số liệu pháp như châm cứu hay thiền định đã được chứng minh là có hiệu quả đáng kể trong việc điều trị trầm cảm.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số loại thực phẩm chức năng như SAM-e, 5-HTP, dầu omega-3, vitamin B6, B12 và vitamin D.
Tránh sử dụng cồn và chất kích thích
Khi buồn, con người thường có xu hướng tìm tới rượu bia để giải sầu. Tuy nhiên về lâu dài thì hành động này chỉ khiến tình trạng của bạn trở nên ngày càng tồi tệ hơn mà thôi.
Học cách từ chối
Một số người luôn cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người đến mức gạt bỏ mong muốn của chính mình. Điều này không chỉ vô ích mà còn gây ra những hậu quả tồi tệ về mặt cảm xúc, lâu dần sẽ hình thành những suy nghĩ tự hủy hoại như “tôi thật vô dụng” hay “tôi không xứng đáng”.
Cần hiểu rằng, người duy nhất bạn cần phải lấy lòng chính là bản thân bạn. Không phải gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp mà bạn mới phải sống với chính mình cả đời. Vì vậy, đừng quên đối xử tốt với bản thân bằng việc học cách từ chối những đòi hỏi vô lý từ người khác.
Duy trì một lối sống lành mạnh
Thuốc chống trầm cảm không phải lúc nào cũng có tác dụng. Bạn hoàn toàn có thể tự cải thiện tâm trạng của mình bằng cách chăm sóc bản thân tốt hơn. Ngủ đủ giấc, ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe, tránh xa những người khiến bạn cảm thấy không vui và tích cực tham gia những hoạt động mang tới niềm vui…
Là một người đã từng trải qua rối loạn trầm cảm MDD, bản thân người viết thấy rằng phương pháp này thực sự có hiệu quả chỉ sau vài ngày và không quá khó để thực hiện.
- 6 sao nữ vượt qua chứng trầm cảm nhờ người hâm mộ
Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe tại Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!