Thực phẩm bổ sung ngày nay đã trở nên phổ biến hơn tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, đối với các vận động viên, người tập luyện thể dục, thể thao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và sử dụng các loại thực phẩm “bổ sung” này đúng cách. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến nhất về thực phẩm bổ sung mà nhiều người mắc phải.
1. Thực phẩm “bổ sung” là thực phẩm “chức năng”
Có một sự khác biệt cần phải làm rõ ở đây dù tên gọi của chúng đã nói lên tất cả. Thực phẩm bổ sung được dùng để bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin hoặc dưỡng chất vào cơ thể. Trong khi đó, thực phẩm chức năng sẽ đóng vai trò mang đến một chức năng cụ thể hơn rất nhiều như giải độc gan, thanh lọc cơ thể…
Tham khảo các loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe.
Thông thường, thực phẩm chức năng được sử dụng để hỗ trợ người bệnh, người bị giảm chức năng do bệnh. Ngược lại, thực phẩm bổ sung hoàn toàn không làm được điều đó. Trong một số trường hợp thực phẩm bổ sung cũng có thể dùng để hỗ trợ điều trị. Đối với các căn bệnh mà người bệnh không thể tự mình “nạp” dinh dưỡng như các bệnh về tiêu hóa, dạ dày…
Vì vậy, thực phẩm bổ sung được dùng phổ biến hơn rất nhiều, người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người tham gia các hoạt động thể dục, thể thao… Đối với thực phẩm chức năng thường sẽ cần sự cho phép từ bác sĩ, người có chuyên môn về dược và các thành phần thuốc trong hỗ trợ điều trị bệnh.
2. Dùng thực phẩm bổ sung thay bữa ăn chính
Đây là một quan điểm hết sức sai lầm từ các bạn trẻ tập Gym khi xem các quảng cáo có phần “cường điệu” về thực phẩm bổ sung. Như BAC đã chia sẻ, đây là loại thực phẩm giúp bạn bổ sung dinh dưỡng, vitamin và nhiều loại dưỡng chất khác. Tuy nhiên, “bổ sung” và “thay thế” đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Ngành công nghiệp Supplement (sản xuất thực phẩm bổ sung) trên thế giới dù rất phát triển nhưng vẫn chưa thể thay thế các loại thực phẩm tự nhiên.
Không giống như các quảng cáo được sử dụng trong kinh doanh mà bạn vẫn thường xem. Các vận động viên thể hình và nhiều bộ môn khác phải ăn một lượng lớn calo hằng ngày để đáp ứng chế độ tập luyện, thi đấu. Lúc này, thực phẩm bổ sung chỉ đóng vai trò đúng như tên gọi của nó chính là bổ sung. Dù vậy, vẫn không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại. Đối với người bận rộn, người gặp các vấn đề về tiêu hóa, cần bổ sung dinh dưỡng sau vận động… Thực phẩm bổ sung vẫn có thể giúp hỗ trợ một vai trò nhất định.
3. Không có thực phẩm bổ sung thì không tập Gym được?
Đây có lẽ là câu hỏi mà bất kì bạn nào lần đầu đến với Gym đều đã từng nghĩ đến. Tuy nhiên, BAC có thể khẳng định với bạn rằng câu hỏi trên hoàn toàn vô nghĩa. Như đã nói ở phần trên, cho đến nay, thực phẩm bổ sung vẫn chưa thể thay thế được bữa ăn chính hằng ngày. Và tất cả các vận động viên ở cấp độ chuyên nghiệp đều phải ăn khá nhiều thay vì chỉ sử dụng thực phẩm bổ sung.
Vì vậy, nếu bạn là một người mới tập Gym hãy nhớ rằng mấu chốt thành công chính là dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày. Nếu các bữa ăn của bạn không được đầy đủ thì dù có dùng bao nhiêu thực phẩm bổ sung cũng vô dụng.
4. Thực phẩm bổ sung giúp bạn đạt thành quả trong tập luyện
Là ý kiến gây ra rất rất nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam mà còn trong giới thể hình, fitness thế giới. Nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra và bàn luận. Trên thực tế, không thể phủ nhận việc cung cấp dinh dưỡng vào cơ thể bằng thực phẩm bổ sung tiện lợi và hiệu quả hơn rất nhiều. Bạn sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian để chuẩn bị bữa ăn, mất từ 1 đến 2 giờ để ăn và tiêu hóa thức ăn…
Chính vì vậy, với một người quá bận rộn và hạn hẹp về mặt thời gian thì ngoài bữa chính, sử dụng thêm thực phẩm bổ sung sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, đối với các bạn trong giai đoạn đầu tập luyện (từ 1 đến 3 tháng) các bộ môn thể hình, Gym, fitness… Hơn thế nữa, các vận động viên thể hình nói riêng và các bộ môn thể thao nói chung hiện nay đều có chế độ tập luyện rất khắc nghiệt. Điều này đòi hỏi một nguồn năng lượng lớn và các dưỡng chất để giúp cơ bắp hồi phục, lúc này thực phẩm bổ sung sẽ vô cùng hữu hiệu.
Tuy nhiên, nếu nói thành quả trong tập luyện hoàn toàn dựa vào thực phẩm bổ sung thì đó là sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Bạn có biết rằng chế độ ăn của các vận động viên có thể nhiều gấp chục lần người bình thường? Và chắc chắn rằng, nếu bạn không phải là một vận động viên với thời gian tập luyện khắc nghiệt mỗi ngày. Thì thành quả của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ tập luyện, dinh dưỡng (bữa ăn hằng ngày), sinh hoạt, nghỉ ngơi chứ không phải là thực phẩm bổ sung.
5. Thực phẩm bổ sung gây hại cho sức khỏe
Có một quãng thời gian dài mà thực phẩm bổ sung bị gắn mác là nguy hại cho sức khỏe. Dù cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng cụ thể nào về việc này. Hãy để BAC giúp bạn làm rõ vấn đề này nhé. Chắc chắn, trong thời đại công nghệ tiên tiến như ngày nay, trước khi quyết định mua một sản phẩm thì đã tìm hiểu trên Internet rồi nhỉ. Đặc biệt, là với một sản phẩm liên quan đến sức khỏe và có giá thành không hề rẻ.
Không ít các thông tin không chính thức tràn lan về việc thực phẩm bổ sung gây hại cho gan, thận, một số khác còn cho rằng nó là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, theo tìm hiểu từ BAC các thông tin này hoàn toàn không có căn cứ và thiếu tính khoa học. Các vấn đề về gan thận vì sử dụng thực phẩm sung phần lớn đến do việc sử dụng một cách không kiểm soát. Có thể nói là lạm dụng thực phẩm bổ sung với số lượng lớn trong thời gian dài.
Khi cung cấp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể so với lượng cần thiết sẽ buộc các cơ quan phải làm việc nhiều hơn dẫn đến các vấn đề suy yếu chức năng ở gan, thận. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở người dùng thực phẩm bổ sung mà cả người ăn uống không điều độ, ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm cay nóng… Tuy nhiên, như đã nói, để việc sử dụng thực phẩm bổ sung có thể gây hại lên gan thận cần phải sử dụng với số lượng lớn và trong thời gian dài. Trong khi đó, giá thành của chúng tương đối cao so với thu nhập của người Việt hiện tại nên trường hợp này là khá ít.
Vấn đề về vô sinh có thể nói là bắt nguồn từ việc sử dụng steroid ở các vận động viên thể hình chuyên nghiệp. Steroid có thể gây ra các biến chứng nặng nề lên cơ thể bao gồm cả teo tinh hoàn, vô sinh… Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng lên tâm lý của người tập Gym Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm bổ sung gây vô sinh đến nay vẫn chưa có bất kì bằng chứng cụ thể nào.
Khả năng lớn nhất mà thực phẩm bổ sung gây hại cho sức khỏe chính là việc các sản phẩm giả được bày bán tràn lan. Khi chọn mua và sử dụng hãy tìm đến các nhà cung cấp uy tín, sản phẩm còn nguyên tem, hạn sử dụng… Việt Nam là một trong những quốc gia mà thực phẩm bổ sung chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây. Khác biệt về mặt ngôn ngữ cũng đã gây không ít cản trở đối với các sản phẩm này.
Tham khảo các loại thực phẩm bổ sung chất lượng.
Một số bài viết hữu ích khác cho các bạn nam mới tập Gym tham khảo:
Hy vọng rằng với những thông tin mà BAC cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn mới về thực phẩm bổ sung. Đừng quên truy cập chuyên mục Sức Khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để theo dõi và cập nhật những thông tin hữu ích nhé!