Nguyên nhân trẻ bị viêm phổi cha mẹ cần phải biết để bảo vệ con

Viêm phổi là vấn đề về sức khỏe vô cùng nan giải với mọi đối tượng. Theo tổ chức Y tế thế giới, 19% nguyên nhân tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi chính là viêm phổi. Vậy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu xem nguyên nhân trẻ bị viêm phổi là gì nhé!

Viêm phổi là bệnh lý gặp ở nhiều đối tượng nhưng đặc biệt nguy hiểm với trẻ em dưới 1 tuổi và người già do hệ miễn dịch yếu. Việt Nam xếp hàng thứ 9 trên thế giới về tỉ lệ trẻ em mắc viêm phổi hằng năm và nó chính là nguyên nhân tử vong của 1/3 trẻ em cả nước. Chính vì vậy các bậc phụ huynh ngày càng cần nâng cao nhận thức về căn bệnh này.

Vậy hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu về nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em, cách nhận biết bệnh và cách phòng tránh ra sao nhé!

Nguyên nhân trẻ bị viêm phổi

Về mặt cơ chế, viêm phổi xảy ra là do các tác nhân gây bệnh tấn công hàng rào miễn dịch. Cơ thể sẽ huy động bạch cầu, đại thực bào đến để tiêu hủy vật thể lạ này, từ đó dẫn đến phản ứng viêm.

Trẻ bị viêm phổi chủ yếu do 3 nguyên nhân là vi khuẩn, virus hoặc có sự phối hợp cả 2 loại tác nhân này. Ở trẻ em chỉ có 2 mầm bệnh thường gây viêm phổi nhất là Pneumocoque (Streptococcus pneumoniae) và Mycoplasma pneumoniae. Với từng tác nhân, trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau và hướng điều trị cũng khác nhau.

1. Trẻ bị viêm phổi do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae)

Phế cầu là dòng vi khuẩn gram dương, cộng sinh ở vùng mũi họng. Đây là nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đơn vị nghiên cứu y khoa thế giới đã tìm ra vaccin để kháng lại dòng vi khuẩn này và đưa vào áp dụng lâm sàng từ năm 2013 tại Pháp.

Vaccin tiêm phòng viêm phổi do phế cầu ở trẻ em đã áp dụng lâm sàng tại Pháp từ năm 2013 (Nguồn: Internet).

Triệu chứng lâm sàng gợi ý trẻ bị viêm phổi do phế cầu:

  • Khởi phát: Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao, thở nhanh, ho nhiều và có thể kèm đau tức ngực. Khi bác sĩ khám phổi khó nghe được tiếng phổi bất thường.
  • Đau bụng: Triệu chứng này xuất hiện ở 10% trẻ em nhập viện mà được chuẩn đoán viêm phổi do phế cầu. Nó dễ gây nhầm lần với các bệnh đường ruột ở giai đoạn đầu.
  • Đỏ bừng gò má và nổi vệt đỏ hoặc bọng nước quanh miệng: Đây là triệu chứng rất hay gặp.
  • Hội chứng huyết tán và Ure máu: Hội chứng này gây chảy máu, thiếu máu hoặc suy thận, chỉ xuất hiện trong trường hợp viêm phổi nặng và phát hiện khi làm xét nghiệm.

2. Nguyên nhân trẻ bị viêm phổi là Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae

Viêm phổi ở trẻ em do Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae được đánh giá chủ yếu dựa trên dịch tễ học và có mang tính chất gia đình (Nhiều người trong gia đình cùng bị một bệnh). Theo thống kê, tỉ lệ trẻ em mang mầm bệnh này là 2%, vào mùa dịch con số này lên tới 15%.

Trẻ em dưới một tuổi ít khi viêm phổi do nhiễm chủng vi khuẩn này. Với trẻ 2 tuổi trở lên, Mycopalsma chiếm 1/3 và Chlamydia chiếm 10% nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt khi đối tượng vào tầm từ 5 đến 7 tuổi thì con số này là 50%.

Bố mẹ thường chủ quan trước các triệu chứng ít nghiêm trọng khiến bệnh không được điều trị kịp thời (Nguồn: Internet).

Triệu chứng lâm sàng gợi ý trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae:

  • Khởi phát: Xuất hiện từ từ với triệu chứng ho dai dẳng, thường ở trẻ >3 tuổi và có yếu tố gia đình.
  • Triệu chứng kèm theo: Các triệu chứng tai – mũi – họng cũng có thể xuất hiện như sốt, ho khạc đờm, chảy dịch mũi,…
  • Hen: Mycoplasma có thể làm xuất hiện cơn hen hoặc tăng mức độ kịch phát cơn hen ở người có tiền sử trước đó.
  • Triệu chứng ít gặp: Đau cơ, đau khớp, viêm khớp, triệu chứng ngoài da.

3. Trẻ bị viêm phổi do virus

Virus cũng là một trong các tác nhân gây viêm phổi ở trẻ nhỏ. Chủ yếu là virus đường hô hấp, sau đó là virus cúm A, virus cúm B, virus cúm C, adenovirus. Việc nhiễm virus đường hô hấp đơn thuần ban đầu cũng làm tăng nguy cơ gây viêm phổi ở trẻ em do vi khuẩn, hoặc phổi hợp cả vi khuẩn và virus.

Viêm phổi do virus mang tính chất dịch tễ học, các triệu chứng xuất hiện từ từ, không rầm rộ. Thường là viêm phổi thứ phát sau đợt nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trẻ em có thể xuất hiện sốt không theo chu kì, sốt phát ban và đau mỏi cơ.

Trẻ viêm phổi do virus thường là thứ phát và triệu chứng không rầm rộ (Nguồn: Internet).

Đối với trẻ em ở môi trường ô nhiễm, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mang tính chất gia đình thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều.

Cách phòng viêm phổi cho trẻ em

Trẻ em bị viêm phổi thì tiên lượng và điều trị sẽ khó hơn người bình thường rất nhiều. Không những thế, bệnh còn dễ tái phát và để lại di chứng về sau. Vì vậy, bố mẹ nhất định phải chú ý cách phòng viêm phổi cho trẻ em để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

  • Chú ý cải thiện môi trường sinh hoạt sạch sẽ, tránh khói thuốc lá, tránh bụi bẩn.
  • Trường hợp gia đình có người mang bệnh như lao, cúm cần cách ly sớm để không lây bệnh cho trẻ nhỏ.
  • Bố mẹ cần theo dõi lịch tiêm phòng vaccin để đưa con đi tiêm đúng lịch và đặc biệt ghi lại để không quên mũi sau. Nên hoàn thành tiêm chủng năm đầu tiên.
  • Nếu trẻ có các biểu hiện nhiễm khuẩn tai – mũi – họng như ho, cúm, sốt, chảy nước mắt, nước mũi cần chăm sóc trẻ cẩn thận và đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị sớm.
  • Dinh dưỡng cho trẻ cần hợp lý, đầy đủ 4 nhóm chất đạm, ngũ cốc, dầu mỡ và rau quả. Bạn có thể tìm mua ngũ cốc dinh dưỡng cho trẻ tại đây.
  • Với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi sinh. Thời gian bú hoàn toàn là 6 tháng đầu tiên và duy trì kéo dài đến 2 tuổi để đảm bảo đề kháng cho trẻ.
  • Trong điều kiện thời tiết oi bức như mùa hè cần hạn chế trẻ uống nước lạnh, ăn kem hoặc thực phẩm bảo quản lâu trong ngăn lạnh.
  • Điều hòa nhiệt độ phòng ăn ở và sinh hoạt dưới 25 độ C.

Việc đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp tăng sức đề kháng với các nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em (Nguồn: Internet).

  • 6 cách điều trị cảm lạnh ở trẻ em tại nhà giúp bé mau hồi phục
  • Phát hiện và xử trí đúng cách sốt vi rút ở trẻ em

Bệnh viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Điều này có một phần do sự chủ quan, thiếu kiến thức của cha mẹ. Với bài viết trên đây, Kinhnghiem360.edu.vn hi vọng giúp các bệnh phụ huynh hiểu được nguyên nhân trẻ bị viêm phổi, triệu chứng nhận biết và cách phòng viêm phổi cho trẻ sao cho đúng để chăm sóc con nhỏ tốt hơn.

Đừng quên ghé thăm chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *