Viêm loét niêm mạc miệng hay còn được hiểu là bệnh nhiệt miệng. Nó có thể gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh khi nói chuyện hay ăn uống. Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Viêm loét niêm mạc miệng được chia thành 2 nhóm lớn. Nhóm thứ nhất là viêm loét niêm mạc miệng đơn độc, nhóm thức hai là viêm loét niêm mạc miệng cấp tái phát. Đối với từng thể sẽ có nguyên nhân, đánh giá, tiên lượng và điều trị khác nhau.
Viêm loét niêm mạc miệng đơn độc nguyên nhân do đâu?
1. Do nhiễm trùng
Khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc suy giảm yếu tố miễn dịch đều có nguy cơ dẫn đến viêm loét niêm mạc miệng. Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp như viêm loét lợi răng hoại tử cấp tính, giang mai, lậu, lao,…
Một vài loại virus tiên phát gây nên căn bệnh này bạn có thể hay gặp như Herpes simplex virus, VZV (Varicella zoster virus), Coxsackie virus, Rubeola,…
Herpes simplex virus là căn nguyên hàng đầu gây nên viêm loét niêm mạc miệng tiên phát. Đối tượng hay gặp là lứa tuổi thanh, thiếu niên. Ở người trưởng thành triệu chứng không rầm rộ. Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện bởi những mụn nước lan rộng, sau đó nở loét, có thể kèm sốt, nổi hạch,…
2. Do chấn thương
Bất kì nguyên nhân gì làm tổn thương tới lớp niêm mạc miệng, dù nông hay sâu đều có thể dẫn đến loét. Đó có thể là thủ thuật can thiệp đường miệng, bể răng, tai nạn, vật sắc nhọn chọc vào hay bỏng nhiệt do thức ăn.
3. Do thuốc
Trường hợp này khá hiếm gặp. Tuy nhiên, khi viêm loét niêm mạc miệng không tìm được nguyên nhân ta hoàn toàn có cơ sở để nghĩ đến nó. Các thuốc gây viêm loét hay gặp như thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế kênh canxi, thuốc kháng viêm không steorid (ibuprofen, imdomethacin, pirocicam,…)
Trên lâm sàng, loét do thuốc là ổ loét đơn độc, vị trí cạnh lưỡi, có quầng xung quanh, kích thước lớn hơn ổ loét thông thường. Khi ngưng thuốc, vết loét sẽ giảm dần rồi khỏi hẳn.
4. Do điều trị
Trong những trường hợp bắt buộc sử dụng các phương pháp điều trị mạnh thì hầu như mọi cơ quan đều bị chịu ảnh hưởng ở mức độ nhất định. Ví dụ khi điều trị ung thư, phương pháp được tiến hành có thể là hóa chất, hóa trị liệu hoặc phóng xạ. Các hàng rào niêm mạc tế bào miệng bị phá vỡ, vết loét lâu lành và lan rộng gây đau đớn cho người bệnh.
Viêm loét niêm mạc miệng cấp tính tái phát nguyên nhân do đâu?
1. Bệnh hệ thống
Bệnh hệ thống là nhóm bệnh được biểu hiện bởi sự viêm kéo dài ở nhiều vị trí trên cơ thể. Các triệu chứng của bệnh hệ thống hay gặp như hội chứng behcet, bệnh ruột nhạy cảm, u ruột,…
Với căn bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV gây nên triệu chứng của bệnh viêm loét niêm mạc miệng với nét đặc trưng riêng. Vết loét to, hình thái đa dạng, đau, thời gian chữa trị kéo dài và không thể chữa trị bằng cách thông thường.
2. Giảm bạch cầu trung tính chu kì
Trường hợp bị viêm loét niêm mạc miệng do giảm bạch cầu trung tính chu kì khá hiếm gặp. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên. Biểu hiện của bệnh nhân có thể sốt, nổi hạch, tinh thần sa sút, thể lực suy giảm,…
3. Thiếu dinh dưỡng
Theo thống kê, có khoảng 15 – 25% bệnh nhân bị viêm loét niêm mạc miệng khi xét nghiệm thấy có thiếu máu. Máu được hình thành bởi các yếu tố là sắt, acid folic, vitamin B12, kẽm. Khi thiếu hụt bất kì yếu tố nào trong những yếu tố kể trên đều là nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình tạo máu.
Bạn có thể tham khảo thêm về “5 nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cần tránh để bảo vệ sức khoẻ” tại đây.
Mẹo điều trị viêm loét niêm mạc miệng đơn giản
- Dùng nước ép cam, chanh: Nước ép cam, chanh có chứa nhiều vitamin C nên giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Bạn nên uống một ly nước vắt mỗi ngày.
- Dùng chất có vị chát: Chất mang vị chát có thể khử khuẩn tốt, chúng tác động trực tiếp vào vị trí ổ loét. Bạn nên ngậm nước trà xanh, rau diếp cá, 5 – 10 phút mỗi ngày.
- Dùng các loại sữa chua: Sữa chua không chỉ là một món tuyệt vời trong mùa hè nóng bức mà còn có tác dụng ngăn sự hình thành các ổ loét mới với người bị nhiệt miệng.
Bạn có thể tham khảo thêm về “6 nguyên tắc ăn sữa chua đúng cách để giảm cân hiệu quả, an toàn” tại đây.
- Dùng rau ngót: Rau ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, giải độc. Bạn giã nát rau, ép lấy nước cốt, hòa với một ít một ong và bôi lên vết loét 3 – 5 lần/ngày.
- Uống nước khế chua: Khế chua sẽ làm tăng tiết dịch ở miệng và giúp cơ thể thanh nhiệt tốt. Dùng 2 – 3 quả khế, giã nát, đun sôi để nguội, ngậm nhiều lần trong ngày.
- Sử dụng quả cà chua: Cà chua ngoài tác dụng làm đẹp còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Vì thế ăn sống cà chua hay uống nước ép cà chua đều có tác dụng rất tốt.
- Dùng củ cải trắng: Củ cải mang về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó pha thêm vào một chút nước lọc. Đóng chai, sử dụng súc miệng thường xuyên ngày 3 lần.
- Chế độ vệ sinh: Dùng bàn chải đánh răng có lông thật mềm, tránh tổn thương niêm mạc miệng khiến vết loét thêm trầm trọng. Tìm mua bàn chải lông siêu mềm giá ưu đãi tại đây.
-
Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì?
Với bài viết trên đây, Kinhnghiem360.edu.vn hi vọng gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách điều trị viêm loét niêm mạc miệng. Đừng quên ghé thăm Kinhnghiem360.edu.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức lý thú và bổ ích khác nhé!