Triệu chứng và cách xử trí khi bị ngộ độc rượu bia tại nhà

Hôn mê sâu hoặc thậm chí tử vong do ngộ độc rượu bia đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không loại trừ ai, những người tiêu thụ quá nhiều rượu bia trong một thời gian ngắn . Vì thế, để bảo vệ mình và người thân, hãy nắm chắc cách xử trí ngộ độc rượu bia để phòng khi khẩn cấp.

Ngộ độc rượu bia là tình trạng ngộ độc do tiêu thụ lượng rượu bia quá lớn trong một thời gian ngắn. Mức độ biểu hiện có thể từ nặng đến nhẹ tùy trường hợp. Trường hợp nhẹ có thể tự xử trí theo hướng dẫn, nhưng trường hợp nặng sẽ gây ảnh hưởng hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn dẫn đến nguy cơ tử vong.

Theo trung tâm Y tế đại học Rochester, để phòng chống các nguy cơ, nam giới không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày và nữ giới chỉ nên uống 1 đơn vị cồn/ngày (chú ý không uống quá 5 ngày liên tiếp). Cụ thể là 1 đơn vị được tính bằng 350ml bia, 150ml rượu vang, 44ml rượu mạnh tương đương với 1 ly rượu hoặc 1 cốc bia chúng ta thường dùng.

Đây là một vấn đề không thể coi thường vì đối tượng có thể tử vong nếu không biết cách xử trí.

Tình trạng ngộ độc rượu, say rượu tăng đột biến mỗi dịp tết đến, xuân về (Nguồn: Internet).

Biểu hiện ngộ độc rượu bia

Loại rượu thường dùng để uống là ethanol. Nếu uống nhầm rượu giả chứa methanol -là một chất thường dùng để làm rượu giả- thì nguy cơ gây hại lớn hơn rất nhiều.

Biểu hiện của người ngộ độc rượu bia từ nhẹ đến nặng tùy nồng độ ethanol trong máu. Cơ quan chức năng sẽ làm xét nghiệm để đo nồng độ cồn, nếu tại nhà bạn có thể nhận biết mức độ bởi các dấu hiệu của người mắc phải. Nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện khi tình trạng ở mức độ III theo thang đo dưới đây.

  • Mức độ I (20-50mg/dL): Biểu hiện ức chế, rối loạn thần kinh, cảm xúc không ổn định, nói nhiều, thích bày tỏ, giao lưu với người xung quanh, buồn nôn và nôn.
  • Mức độ II (50-100mg/dL): Biểu hiện ức chế thần kinh nặng hơn độ I, giảm khả năng nhận thức đúng sai, chức năng nghe nhìn đều giảm, nói linh tinh.
  • Mức độ III (100-200mg/dL): Biểu hiện hoa mắt, nhìn đôi, thẫn thờ, mất định hướng, đi không vững, không kiểm soát được hành động, bạo lực, mất cảm xúc.
  • Mức độ IV (200-400mg/dL): Ức chế hô hấp, thần kinh nặng nề. Đại tiểu tiện không tự chủ, da xanh nhợt, người lạnh, hạ huyết áp dẫn tới hôn mê.
  • Mức độ V (>400mg/dL): Mức độ nguy kịch. Ngừng trệ hô hấp, trụy tim mạch, co giật, nguy cơ tử vong nếu không được hồi sức kịp thời.
  • Biến chứng kèm theo: Nôn máu (do loét dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa), suy thận, hạ đường máu, rối loạn điện giải.
  • Chú ý: mg/dL là đơn vị đo nồng độ theo SI – hệ đo lường quốc tế. Người ta thường sử dụng để đo nồng độ cồn, nồng độ glucose trong máu với người tiểu đường.

Rượu giả tràn lan trên thị trường và rất khó phân biệt (Nguồn: Internet).

Nếu uống phải rượu giả là methanol, dấu hiệu ngộ độc rượu sẽ nặng nề hơn, điển hình là rối loạn về chức năng nhìn của mắt (nhìn đôi, nhìn thấy điểm đen), diễn biến nhanh hơn. Biểu hiện thường khoảng 8 giờ sau uống, trộn lẫn cả methanol và ethanol thời gian sẽ từ 18-24 tiếng sau hoặc cũng có thể lâu hơn tùy thể trạng.

Bạn có thể tìm mua máy đo nồng độ cồn tại đây.

Ngộ độc rượu bia cần gọi cấp cứu khi nào?

Biểu hiện say rượu bia đơn thuần, có thể xử trí tại nhà:

  • Hoa mắt, chếnh choáng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đi lại mất thăng bằng
  • Còn nhận thức và ý thức với môi trường xung quanh
  • Không có biểu hiện co giật, khó thở, hôn mê

Biểu hiện ngộ độc rượu bia cần gọi cấp cứu:

Khi nhận thấy một trong các biểu hiện sau, bạn nên gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để có đủ phương tiện thực hiện điều trị tốt nhất.

  • Thời gian: Thường là 8 tiếng, muộn nhất là 24 tiếng nếu ngộ độc rượu methanol.
  • Nôn quá nhiều, bụng chướng.
  • Đại tiểu tiện không tự chủ, nhưng lượng nước tiểu ra rất ít.
  • Chân tay lạnh, người tím tái, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp.
  • Tê yếu chân tay một bên hoặc hai bên.
  • Méo miệng, hoặc đã tỉnh rượu nhưng vẫn nói ngọng.
  • Nhận thức không rõ màu sắc, nhìn một thành hai.
  • Biểu hiện đe dọa tính mạng: Co giật, thở khò khè, khó thở, hôn mê bất tỉnh, lay gọi không đáp ứng.

Gọi cấp cứu khi nhận thấy những biểu hiện bất ổn của đối tượng (Nguồn: Internet).

Xử trí ngộ độc rượu bia tại nhà

Ở đây, BlogAnchoi gửi tới bạn lời khuyên về cách xử trí ngộ độc rượu bia tại nhà hoặc sơ cứu trong khi chờ sự giúp đỡ từ cơ quan y tế:

  • Không để đối tượng một mình, cần theo dõi tình trạng tri giác, thân nhiệt và xem tình trạng hô hấp của đối tượng.
  • Tránh ứ đọng đờm rãi, tụt lưỡi.
  • Cởi khuy áo cổ, thắt lưng, để đối tượng nằm nơi thoáng khí, khô ráo, tránh gió lạnh.
  • Tư thế nằm đầu thấp hoặc nằm sấp, mặt nghiêng sang trái để nôn hết rượu ra, hai tay xuôi xuống giường.
  • Không nên ép đối tượng nôn ra hết một cách cưỡng chế vì chất nôn có thể đi vào đường khí quản, gây chẹn đường thông khí.
  • Cho ăn cháo loãng, 2 tiếng nên ăn một lần tránh giảm thể tích tuần hoàn, hạ đường huyết.
  • Đối tượng nôn nhiều sẽ có biểu hiện mất nước. Nên cho uống nhiều nước để bù lại, nên sử dụng nước ấm, hoặc các loại nước chanh, nước gừng tươi, nước cam vắt cũng có tác dụng trong việc giải độc rượu bia.
  • Uống nhiều rượu bia gây hại đến niêm mạc dạ dày, vì thế tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau paracetamol, efferagan, nó sẽ làm tình trạng tồi tệ hơn và có hại cho gan.
  • Không sử dụng các chất chống nôn vì sẽ làm chất độc ứ đọng lại cơ thể, không đào thải ra ngoài.

Hãy uống rượu bia vừa phải, đúng cách để có một cái tết trọn vẹn bên gia đình (Nguồn: Internet).

  • 5 tác hại của rượu bia đối với sức khỏe mà bạn cần biết

Với bài viết trên đây, Kinhnghiem360.edu.vn đã gửi tới bạn đọc các thông tin về biểu hiện và cách xử trí ngộ độc rượu bia. Hãy hạn chế đồ uống có hại để bảo vệ sức khỏe của mình các bạn nhé.

Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *