Khi nghĩ đến nguyên nhân ung thư phổi, hút thuốc lá có thể là nguyên nhân hàng đầu bạn nghĩ đến. Không sai, nhưng còn rất nhiều yếu tố khác bạn đã biết chưa? Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhé!
Trong danh sách các bệnh ung thư xuất hiện ở Việt Nam, ung thư phổi không phải hiếm gặp. Tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Việc biết rõ các nguyên nhân ung thư phổi vô cùng quan trọng để phòng tránh và phát hiện bệnh sớm. 7 yếu tố sau đây là nguyên nhân hay gặp hàng đầu của căn bệnh này nhưng ít người biết rõ.
1. Hút thuốc lá gây ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Lời cảnh báo này ai cũng có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu, nhưng có quan tâm hay không lại là việc khác. Nếu bạn là một trong số những người không để ý đến nó thì thật vô cùng tai hại. Theo thống kê, 80-90% mắc ung thư phổi là do hút thuốc lá. Tỉ lệ ung thư phổi của đàn ông hút thuốc lá cao hơn người bình thường 23 lần, và với phụ nữa con số này là 13 lần.
Trong thuốc lá có chứa tới hơn 70 chất gây ung thư, nhưng đáng chú ý nhất có lẽ là Nicotin. Nó đóng vai trò như một tác nhân kích thích các yếu tố tiền căn gây ung thư hoạt động. Từ đó phá hủy ADN, thương tổn hệ miễn dịch, gây viêm không hồi phục. Hãy biết quý trọng sức khỏe của chính mình và những người xung quanh, hãy tránh xa thuốc lá bạn nhé.
Đọc thêm bài viết “Hút thuốc lá gây ung thư phổi, tàn phá sức khỏe nghiêm trọng” để biết cơ chế thuốc lá gây tổn hại sức khỏe của bạn tại đây.
2. Khí độc Randon
Khí độc Randon là nguyên nhân đứng thứ hai gây ung thư phổi và là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi không do hút thuốc lá. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Randon gây ra khoảng 15% tỉ lệ mắc ung thư phổi trên toàn thế giới.
Randon là một chất phóng xạ, không màu, không mùi, được giải phóng ra từ sự phân rã của uranim trong đất. Nó có thể xuất hiện trong nhà của bạn thông qua những vết nứt của sàn nhà, trần nhà, nền móng, tường, từ đó lưu động trong môi trường nước, không khí mà chúng ta vẫn sống mỗi ngày.
Khi chúng ta hít phải khí này, nó giải phóng ra các hạt alpha, gây phá hủy ADN, biến đổi gen, tổn thương nhu mô phổi và dẫn đến ung thư.
3. Tuổi tác
Tuổi tác là một trong những yếu tố để chẩn đoán ung thư phổi. Độ tuổi mắc ung thư phổi trung bình là 65-75 tuổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ em hay lứa tuổi trung niên không thể mắc bệnh, dù ít gặp nhưng trên thực tế nó vẫn xuất hiện. Cụ thể tỉ lệ mắc ung thư phổi ở từng độ tuổi được thống kê như sau:
- Tuổi từ 20 đến 34 – 1,0%
- Tuổi từ 35 đến 44 – 1,3%
- Tuổi 45 đến 54 – 7,9%
- Tuổi 55 đến 64 – 19,6%
- Tuổi 65 đến 74 – 30,5%
- Tuổi 75 đến 84 – 30,6%
- Tuổi từ 85 trở lên – 10,0%
4. Phơi nhiễm nghề nghiệp
Môi trường nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với những hóa chất độc hại là yếu tố gây tăng nguy cơ ung thư phổi cũng như các bệnh ung thư khác. Các nghề nghiệp như xây dựng, mộc, gốm sứ, sản xuất than, đào hầm mỏ, khai thác uranium, sản xuất thủy tinh,…đều dễ tiếp xúc với các chất độc gây ung thư.
Khi đó là tính chất bắt buộc của nghề nghiệp, bạn cần tự biết bảo vệ sức khỏe của mình, đeo găng tay, đeo mặt nạ, đồ bảo hộ là vô cùng quan trọng. Có trường hợp chỉ cần dùng mặt nạ thông thường, nhưng nhiều khi phải là mặt nạ chống độc mới có tác dụng.
Bạn có thể tìm mua mặt nạ chống độc chất lượng tại đây.
5. Dùng thuốc điều trị cao huyết áp
Trong số các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp có một nhóm mang tên gọi là nhóm thuốc ức chế men chuyển. Năm 2018, người ta đã làm nghiên cứu trên 300.000 người về sự liên quan của nhóm thuốc này với ung thư phổi. Các thuốc được điều tra là Altace (ramipril), Zestril hoặc Prinivil (lisinopril) và Coveryl (perindopril). Với những người sử dụng thuốc lâu dài (>10 năm) thì tỉ lệ mắc ung thư phổi cao hơn người bình thường là 14%.
6. Tiền sử các bệnh về phổi
Khi đã có tiền sử các bệnh về phổi, có nghĩa là phổi đã bị tổn thương hoặc xơ hóa một phần nào đó. Chính về thế, yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các bệnh như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), hen suyễn, lao đều rất đáng lo ngại.
7. Yếu tố gia đình
Yếu tố di truyền là một trong những nguy cơ dẫn đến mắc ung thư qua nhiều thế hệ. Việc đột biến gen đã xảy ra từ thế hệ trước, truyền qua thế hệ sau và gây nên những trường hợp mắc ung thư đáng tiếc khi tuổi đời còn rất trẻ. Để ngăn ngừa yếu tố này, chúng ta có thể thực hiện phân tích phả hệ và bản đồ gen ở các cơ sở nghiên cứu. Tuy nhiên điều này không thực sự phổ biến ở Việt Nam.
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người. Sau khi tìm hiểu những nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư phổi, các bạn hãy chú ý phòng tránh và quan tâm hơn tới sức khỏe bản thân nhé. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnchoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!