Áp xe gan: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Gan là một cơ quan giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Áp xe gan là bệnh lý có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị sớm. Vậy để hiểu và nhận biết được bệnh lý áp xe gan, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Áp xe gan là gì ?

Gan là nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người. Gan giữ nhiều chức năng quan trọng giúp cơ thể tồn tại như:

    • Tham gia quá trình chuyển hóa
    • Dự trữ glycogen
    • Tổng hợp protein huyết tương
    • Thải độc
    • Điều hòa nhiều phản ứng sinh hóa
    • Tiết dịch mật (quan trọng trong tiêu hóa)

      Áp xe gan (Nguồn: Internet)

Áp xe gan là sự sinh mủ trong tổ chức gan do vi khuẩn hoặc nhiễm kí sinh trùng. Vì gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng, cho nên áp xe gan được coi là bệnh rất nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

Triệu chứng của áp xe gan

Một số triệu chứng điển hình giúp bạn nhận diện được áp xe gan:

  • Sốt, lạnh run: Thường sốt cao trong giai đoạn cấp tính, sau đó thường có xu hướng giảm dần.
  • Đau và tổn thương vùng hạ sườn phải.
  • Gan to: gây ra cảm giác đau và căng tức vùng hạ sườn phải, do gan to gây nên chèn ép và sưng đau, có thể lan ra gây đau vùng thượng vị hoặc toàn bộ vùng bụng.
  • Chán ăn, sụt cân.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Vàng da: Do chức năng chuyển hóa billirubin của gan bị ảnh hưởng.

    Dấu hiệu áp xe gan (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây nên áp xe gan

Vi khuẩn và kí sinh trùng là hai nguyên nhân gây nên áp xe gan. Thông thường, áp xe gan do vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu ở các nước đang phát triển, tuy nhiên kí sinh trùng amip được đánh giá là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Bên cạnh đó, vi khuẩn và kí sinh trùng có thể gây bệnh theo nhiều hướng, chẳng hạn như:

  • Do nhiễm kí sinh trùng hay vi khuẩn nguyên phát, đi theo đường máu vào cơ thể.
  • Nhiễm kí sinh trùng hoặc vi khuẩn từ các ổ nhiễm khuẩn như mụn, nhọt và các ổ áp xe ở các cơ quan khác.
  • Bên cạnh đó, áp xe gan còn có thể xuất hiện do sự nhiễm trùng ngược dòng đi ngược từ đường mật vào gan.

Điều trị áp xe gan

Nội khoa

Điều trị nội khoa thường được chỉ định sau khi được thực hiện hút dịch ra ngoài, bệnh nhân sẽ được cho thuốc dựa trên kết quả kháng sinh đồ. Thông thường, kháng sinh phổ rộng sẽ được chỉ định trong điêu trị nội khoa.

Ngoại khoa

Rút mủ qua da là phương pháp cần thiết khi áp xe bị vỡ hoặc ổ áp xe lớn và một số lí do bệnh lý khác.

Điều trị áp xe gan (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh phổ rộng thông thường sẽ không điều trị hoàn toàn. Do đó, hút mủ qua da giúp bác sĩ có được kết quả kháng sinh đồ và lựa chọn kháng sinh phù hợp đối với bệnh nhân.

Biến chứng

Những biến chứng mà áp xe gan để lại là vô cùng nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng huyết
  • Vỡ ổ áp xe gây viêm phúc mạc
  • Viêm nội nhãn khi ổ áp xe liên quan đến vi khuẩn K preumoniae

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh lí áp xe gan, cần thực hiện tốt những điều sau:

  • Thực hiện ăn chín uống sôi
  • Rửa tay bằng xà phòng và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Khi có dấu hiệu hiệu khuẩn hoặc áp xe gan cần đến ngay trung tâm hay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất tránh để lại những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
  • Đục thủy tinh thể: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi BlogAnchoi để đọc những bài viết liên quan đến sức khỏe bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *