Ung thư luôn là vấn đề gây khiếp sợ cho bất kì ai. Nó cũng chẳng khác gì căn bệnh tử thần khi phải rất khó khăn, tốn kém để tìm kiếm cơ hội sống sót. Tập thể dục sẽ giúp phòng chống căn bệnh tử thần này cũng như cải thiện tình trạng bệnh nếu ai đó đang mắc phải.
Tập thể dục có thực sự giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư và có lợi cho người điều trị ung thư?
Kathryn Schmitz, giáo sư y tế công cộng chuyên về ung thư tại Đại học bang Pennsylvania, cho rằng những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tập thể dục và ung thư cũng như mối quan hệ giữa tập thể dục và sức khỏe tim mạch đã có từ nhiều thập kỷ trước.
Ví dụ như việc đưa một bệnh nhân ra khỏi giường và di chuyển sau cơn đau tim sẽ bị chỉ trích nếu ở thời điểm nhiều tập kỷ về trước. Nhưng ngày nay, người ta đã biết đến những lợi ích của việc tập thể dục đối với sức khỏe cũng như việc phục hồi một vài hậu quả do vấn đề tim mạch. Và sự thay đổi nhận thức giữa việc tập thể dục với ung thư cũng đang xuất hiện.
Giáo sư Schmitz, người chủ trì hội nghị bao gồm các chuyên gia của Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và 15 nhóm nghiên cứu khác đã đưa ra những ý kiến mới trong việc điều trị và ngăn ngừa ung thư.
Nội dung chính của hướng dẫn đã được công bố là tập thể dục có thể góp phần ngăn ngừa ung thư bàng quang, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư thận, ung thư dạ dày và ung thư tử cung. Các hướng dẫn cũng nêu rõ việc tập thể dục có thể giúp cải thiện tỷ lệ sống sót cho những người mắc bệnh ung thư vú , ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của những người này trong việc giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư.
Nên tập thể dục với cường độ thế nào?
Các nhà nghiên cứu khuyên rằng những người mắc bệnh ung thư nên thực hiện 30 phút tập thể dục (ví dụ bộ môn như aerobic) cường độ vừa phải 3 lần một tuần và rèn luyện thể lực mạnh (các môn liên quan đến trọng lượng cơ thể) 2 đến 3 lần một tuần.
Schmitz cho biết các nhà nghiên cứu đã xem xét để tìm hiểu xem liệu có cường độ tập thể dục chung nào tối ưu để điều chỉnh cho những người mắc bệnh ung thư khác nhau hay không. Kết quả, nhóm nghiên cứu đã tìm được câu trả lời là cường độ tập thể dục 30 phút 3 lần một tuần có lẽ là phù hợp hơn cả. Bác sĩ thậm chí có thể kê đơn tập thể dục giống như một loại thuốc, giáo sư Schmitz nói.
Với mục đích phòng chống ung thư, các hướng dẫn hoạt động thể chất nói chung đưa ra khuyến nghị cho cộng đồng là ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục cường độ nặng mỗi tuần.
Ông Health Alpa Patel (giám đốc khoa học cao cấp của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ về nghiên cứu dịch tễ học) cũng đưa ra ý kiến đồng thuận về vấn đề này. Việc tập thể dục vừa có tác dụng phòng chống ung thư và vừa có lợi với người đang điều trị ung thư.
Đã có những nhà nghiên cứu tìm hiểu để biết chính xác việc tập thể dục có ảnh hưởng thế nào đến việc điều trị ung thư. Nói chung, việc tập thể dục tác động tới những khía cạnh như giảm viêm, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hormone giới tính, và cải thiện sự trao đổi chất và chức năng miễn dịch. Cơ chế tác động cụ thể còn tùy vào các bệnh ký ung thư cụ thể. Ví dụ, đối với bệnh ung thư vú, lợi ích của việc tập thể dục được tìm thấy do tác động lên các hormone giới tính.
Bác sĩ Crystal Denlinger, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm Ung thư Fox Chase ở Philadelphia và là chủ tịch của Hội đồng Ung thư Toàn diện Quốc gia, cho biết: Các nhà nghiên cứu đang tiến hành các thử nghiệm tiếp theo để đánh giá cách thức và thời điểm tập thể dục có thể ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư. Từ đó tìm ra những lời khuyên tốt nhất cho người bệnh.
Nói chung, việc tập thể dục sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh được rất nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư. Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh thư thì tập thể dục thường xuyên cũng mang lại nhiều lợi ích. Hãy xây dựng lộ trình luyện tập thể thao cho mình ngay từ bây giờ bạn nhé!
Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích mới bạn nhé!
(Theo: Healthline.com)