Xã hội càng phát triển, tỉ lệ người mắc ung thư ngày càng nhiều. Đây là căn bệnh rất khó để chữa khỏi và gây ám ảnh qua nhiều thể kỉ. WHO (Tổ Chức Y Tế Thế Giới) mới đây đã đăng tải trên trang web chính thức về phương hướng để cứu 7 triệu người mắc ung thư trên toàn thế giới.
Thực trạng về tình hình mắc ung thư trên thế giới hiện tại và tương lai
Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO mới đây đã đăng tải trên trang web chính thức thông tin với nội dung “WHO outlines steps to save 7 million lives from cancer” (tạm dịch: WHO vạch ra các bước để cứu 7 triệu người mắc ung thư).
WHO cảnh báo rằng, nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, thế giới sẽ phải chứng kiến tỉ lệ gia tăng của bệnh ung thư lên tới 60% trong hai thập kỷ tới. Đặc biệt, sự gia tăng lớn nhất (ước tính 81%) sẽ xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi mức sống của người dân thấp, chưa đầu tư đúng mức cho sức khỏe.
Bài báo cũng đưa ra nguyên nhân là do các nước có thu nhập thấp và trung bình mức phí chi trả cho y tế còn hạn chế, sự đầu tư đó cần tập trung để giải quyết những vấn đề sống còn như bệnh truyền nhiễm, hay các đối tượng đặc biệt đó là bà mẹ, trẻ em. Vì thế nguồn lực để phục vụ cho chẩn đoán, phát hiện và điều trị ung thư không còn nhiều.
Trong năm 2019, hơn 90% các quốc gia phát triển đã báo cáo rằng hệ thống điều trị ung thư toàn diện đã có mặt ở các đơn vị y tế công cộng, nhưng chỉ có dưới 15% các quốc gia thu nhập thấp và trung bình làm được điều này.
Tiến sĩ Ren Minghui (Trợ lý Tổng giám đốc, Bảo hiểm y tế toàn cầu, đơn vị Bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm, Tổ chức Y tế Thế giới) cho biết, đây là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta để giải quyết sự bất bình đẳng giữa dịch vụ điều trị ung thư ở các nước giàu và nghèo. Điều này là không công bẳng và không thể chấp nhận được. Ung thư là bệnh có thể được phát hiện sớm, điều trị hiệu quả và có thể được chữa khỏi. Ung thư không nên là bản án tử hình cho bất cứ ai dù ở bất kì quốc gia nào.
Khuyến cáo của WHO để phòng tránh, điều trị ung thư cho cộng đồng và các quốc gia
WHO và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phát hành hai báo cáo về vấn đề này. Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, ít nhất 7 triệu người có thể được cứu trong thập kỷ tới, mấu chốt quan trọng là cần xác định kí thuật khoa học phù hợp để phát hiện và điều trị ung thư ở từng quốc gia. Nó cần phù hợp chi phí, đối tượng và xã hội.
WHO nhấn mạnh và khuyến cáo những biện pháp đơn giản nhất và cũng ngăn ngừa ung thư hiệu quả nhất đối với tất cả các quốc gia là: kiểm soát mức độ sử dụng thuốc lá (đây là nguyên nhân cho 25% đối tượng tử vong do ung thư), tiêm vắc-xin chống viêm gan B để ngăn ngừa ung thư gan, loại bỏ ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm vắc-xin ngừa HPV, sàng lọc, điều trị và thực hiện các biện pháp can thiệp quản lý ung thư có giá trị. Cộng đồng thế giới nên hiểu và chú ý để thực hiện những điều này.
Tiến sĩ Elisabete Weiderpass, Giám đốc IARC cho biết: “50 năm qua đã chứng kiến những tiến bộ to lớn trong nghiên cứu về phòng ngừa và điều trị ung thư. Những tiến bộ đó đã góp phần giảm 20% khả năng tử vong do ung thư từ năm 2000 đến 2015 với các nước phát triển, nhưng các nước thu nhập thấp chỉ giảm 5%. Mỗi quốc gia có nhiệm vụ lựa chọn các phương pháp điều trị ung thư phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Con người trên toàn cầu đều xứng đáng được hưởng công bằng khi phòng tránh và điều trị căn bệnh này. Và trong khi chờ những thay đổi từ chính phủ, người dân nên chủ động thực hiện tiêm phòng ngừa, khám sàng lọc thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của mình, nó không phải quá nặng nề về kinh tế nhưng mang lại hiệu quả thiết thực”.
Đây là một vấn đề toàn cầu, một hướng nhìn lớn để giải quyết vấn đề cho cả quốc gia. Hi vọng trong thời gian sớm, chúng ta sẽ có những sáng tạo, những thay đổi trong vấn đề phòng, phát hiện và điều trị ung thư!
Đừng quên tiếp tục theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật những thông tin hữu ích mới nhất bạn nhé!