Viêm gan B là bệnh gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Virus này tồn tại trong máu và lây truyền qua đường máu và đường tình dục. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), Việt Nam là 1 trong 9 nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương có tỉ lệ người nhiễm viêm gan B cao báo động.
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là bệnh gây ra bởi virus viêm gan B. Virus này tồn tại trong máu làm ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của gan, đe dọa đến sức khỏe thậm chí đến tính mạng của con người. Trên thế giới, có khoảng 2 tỷ người đã và đang nhiễm, 600 ngàn người chết vì viêm gan B mỗi năm. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y Tế, số ca nhiễm HBV hiện chiếm khoảng 8- 25 % dân số và ước tính năm 2020 số ca mắc sẽ là 8 triệu người.
Triệu chứng viêm gan B
Tùy vào giai đoạn của bệnh mà viêm gan B sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng của viêm gan B thường kín đáo, không rõ rệt nên nhiều trường hợp người bệnh chỉ vô tình phát hiện ra mình mắc phải viêm gan B khi đi khám một bệnh khác. Tuy nhiên, dù không có dấu hiệu gì thì cấu tạo và chức năng gan cũng bị ảnh hưởng nặng nề sau một thời gian dài mắc bệnh. Vì vậy, việc phát hiện ra các triệu chứng của viêm gan B đặc biệt trong giai đoạn sớm là cực kỳ quan trọng.
- Giai đoạn mãn tính: triệu chứng thường không rõ ràng. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, chảy máu chân răng,.. Các dấu hiệu này cũng thường gặp trong nhiều bệnh thông thường khác nên dễ gây ra chẩn đoán nhầm gây ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị sau này. Do vậy khi thấy bản thân có các triệu chứng trên bạn cũng không nên chủ quan mà hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để khám và phát hiện bệnh kịp thời.
- Giai đoạn cấp tính: triệu chứng thường rõ hơn. Ngoài các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa thì có thể xuất hiện thêm vàng mắt, vàng da. Mức độ vàng da thì phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Vàng da có thể từ nhẹ kín đáo xuất hiện ở lòng bàn tay hay mắt có thể tự hết dù không điều trị gì và thỉnh thoảng xuất hiện lại đến vàng da đậm toàn thân. Ngoài ra có thể thấy phù, đau bụng hạ sườn phải, bụng to ra là dấu hiệu của cổ trướng hoặc xuất hiện các mảng bầm tím dưới da. Dấu hiệu sốt thường gặp, thường là sốt nhẹ nên người bệnh ít để ý. Một vài trường hợp nặng làm bệnh nhân rơi vào tình trạng lơ mơ, mất ý thức.
Chẩn đoán viêm gan B
Viêm gan B là bệnh gan do virus viêm gan B tồn tại trong máu gây ra. Do vậy ngoài các triệu chứng trên lâm sàng thì các xét nghiệm xác định có tồn tại virus hay không là rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh.
Một vài xét nghiệm giúp phát hiện bệnh như:
Xét nghiệm HBsAg(định tính): là xét nghiệm dựa trên kháng nguyên bề mặt của virus , phản ánh có nhiễm virus HBV hay không.
- Nếu HBsAg âm tính: bạn không bị mắc viêm gan B. Tuy nhiên nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như có người thân bị nhiễm viêm gan B, từng tiếp xúc, dùng chung các đồ như bàn chải đánh răng của người bị nhiễm bệnh,… thì cần làm thêm xét nghiệm Anti-HBc để biết chính xác.
- Nếu HBsAg dương tính: bạn bị mắc viêm gan B cần điều trị theo phác đồ nếu không virus này sẽ phát triển nhanh chóng làm tổn thương đến tế bào gan
Xét nghiệm HBsAg( định lượng): xét nghiệm này giúp xác định nồng độ kháng nguyên HBsAg của virus viêm gan B trong máu nhiều hay ít từ đó chỉ ra mức độ hoạt động của bệnh để bác sĩ theo dõi và điều trị.
Xét nghiệm Anti-HBs: Anti-HBs là kháng thể kháng lại kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B.
- Nếu Anti-HBs âm tính: người bệnh chưa có miễn dịch với viêm gan B. Do vậy mà khả năng mắc phải viêm gan B là rất cao, những người này cần được tiêm phòng vacxin phòng ngừa viêm gan B.
- Nếu Anti-HBs dương tính, nồng độ >10mUI/ml: có nghĩa là người bệnh đã có miễn dịch với viêm gan B. Vì vậy không phải tiêm phòng vacxin.
Định lượng nồng độ HBV- DNA: kiểm tra tình trạng nhân lên của virus.
Ngoài các xét nghiệm trên có thể làm thêm một vài xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm sinh hóa để đánh giá chức năng gan, thận.
- Siêu âm đánh giá về kích thước, tính chất của gan để xem gan đã bị tổn thương chưa,..
Điều trị viêm gan B
Khi bạn mắc phải viêm gan B nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ điều trị theo phác đồ, không nên tự ý điều trị hoặc không điều trị bởi nếu virus viêm gan B không được điều trị rất dễ dẫn đến ung thư gan.
Các thuốc điều trị viêm gan B thường dùng hiện nay:
- Interferons (IFN): thuốc có một vài tác dụng phụ như có triệu chứng giả cúm (sốt, đau đầu, đau mỏi người) thường xuất hiện sau 6-8 giờ dùng thuốc hoặc có thể bị trầm cảm nếu dùng lâu.
- Entecavir: tỉ lệ kháng thuốc cao. Theo dõi sau điều trị để đánh giá tình trạng đáp ứng thuốc: bệnh nhân sẽ làm xét nghiệm định lượng lại virus viêm gan B sau 3 tháng điều trị. Ngoài ra nên làm siêu âm 6 tháng một lần.
Phòng bệnh viêm gan B
- Tiêm phòng vacxin viêm gan B.
- Người bị bệnh viêm gan B cần có ý thức để tránh lây nhiễm bệnh ra cộng đồng.
- Kiểm tra cẩn thận trước khi truyền máu.
- Không dùng chung các dụng cụ cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…
Kinhnghiem360.edu.vn i vọng bài viết trên đây cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về căn bệnh viêm gan B đang phổ biến hiện nay. Nếu bạn thấy bài viết bổ ích hay chia sẻ để cho người biết nhé!
Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức Khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích bạn nhé!