Tiểu đêm hay tiểu nhiều lần về đêm là một triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bạn đang ở trong trường hợp này, đừng hoang mang, hãy đọc bài viết sau để hiểu đúng, hiểu đủ về vấn đề của mình và tìm được cách chữa trị hiệu quả nhất!
Tiểu đêm bao nhiêu lần là nhiều?
Đầu tiên, chúng ta cần biết chính xác tiểu nhiều về đêm là gì? 1 lần, 2 lần hay 3 lần? Theo định nghĩa trong y văn : “tiểu đêm là tình trạng bệnh nhân thường xuyên có nhu cầu thức dậy để đi tiểu và phải thức dậy ít nhất 1 lần để đi tiểu vào ban đêm“.
Cơ thể có chức năng tự điều hòa, theo chu trình sinh lý, lượng nước tiểu được sản xuất vào ban đêm ít hơn ban ngày. Đồng thời, bàng quang cũng chứa được trung bình 300 – 500ml nước tiểu, từ 300ml nước tiểu trở nên thì thần kinh mới bị kích thích dẫn đến cảm giác buồn tiểu. Đương nhiên, trong những trường hợp bệnh lý, bàng quang có thể chứa được tới 1,5 lít nước tiểu. Điều này để giải thích rằng, vì sao người bình thường có thể ngủ 6-8 tiếng ngon giấc suốt đêm mà không hề có cảm giác buồn tiểu.
Tiểu đêm và tiểu dầm có giống nhau?
Nhiều người vẫn hay nhầm tiểu đêm và tiểu dầm. Đó là 2 vấn đề khác nhau hoàn toàn, chúng ta cần phân biệt rất rõ.
- Người tiểu dầm là tiểu trong lúc ngủ, nhưng không hề cảm nhận được cảm giác buồn tiểu. Chính vì không cảm nhận được nên người tiểu dầm không thức dậy để giải quyết mà thường làm ướt quần áo, chăn chiếu.
- Tiểu đêm khác với tiểu dầm. Người tiểu đêm cảm nhận được buồn tiểu và rất khó chịu nên phải dậy đi tiểu. Đi tiểu xong lại muốn uống nước và uống nước xong lại muốn đi tiểu.
Những nguyên nhân của tiểu đêm, tiểu đêm nhiều lần thường gặp
1. Chứng tiểu đêm ở người già
Người già là đối tượng mắc chứng tiểu đêm nhiều nhất. Theo thống kê, trong độ tuổi từ 50 – 59 tuổi, có 58% nam giới và 66% nữ giới tỏng danh sách điều tra mắc chứng tiểu đêm. Nếu xét trong độ tuổi lớn hơn 80 tuổi thì nam chiếm 72% và nữ chiếm 91%. Đây là những con số rất lớn.
Nguyên nhân người già thường mắc chứng tiểu đêm hơn so với người trẻ đã được khoa học chứng minh và giải thích rất rõ ràng. Gồm có 3 nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân thứ nhất là do tác động của một hoocmon chống bài niệu mang tên ADH (hay còn được hiểu là hoocmon giảm bài tiết nước tiểu). Theo cơ chế sinh lý, ban đêm, cơ thể tăng tiết ADH tác động lên thận để giảm sự bài tiết nước tiểu, nhưng ở người già sự bài tiết ADH giảm, đồng thời sự nhạy cảm của thận đối với ADH cũng giảm. Vì thế thận vẫn bài tiết nước tiểu như ban ngày và nhanh chóng làm đầy bàng quang.
- Nguyên nhân thứ 2 là do dung tích bàng quang giảm dần theo tuổi. Như đã nói ở trên, bàng quang có thể chứa trung bình 300 – 500ml nước tiểu và chúng ta sẽ cảm thấy buồn tiểu khi vượt quá ngưỡng 300ml, nhưng ở người thì con số này nhỏ hơn.
- Nguyên nhân thứ 3 đó là do các cơ quan bộ phận khác của cơ thể người già chức năng đã không còn được khỏe mạnh như người trẻ tuổi. Các bệnh lý nền, bệnh lý mãn tính cũng làm tăng nhu cầu đi tiểu về đêm ở người già.
Việc đi tiểu về đêm ở người già gây ảnh hưởng nhiều đến chế độ sinh hoạt thường ngày và là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến nhất ở lứa tuổi này.
2. Uống nhiều chất lỏng trước khi đi ngủ
Uống nhiều chất lỏng trước khi đi ngủ dẫn đến buồn tiểu nhiều về đêm là vấn đề ai cũng có thể nghĩ tới. Dù bạn muốn uống nước, rượu hay cà phê cũng nên uống một lượng vừa phải và trước khi đi ngủ 1 tiếng để thận kịp đào thải và “giải quyết nỗi buồn” trước khi chìm sâu vào giấc ngủ bạn nhé. Hẳn việc chui ra khỏi chăn và đi tiểu về đêm sẽ làm bạn cảm thấy chẳng có gì vui vẻ.
Xem thêm bài viết “Uống nước đúng cách mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe”.
3. Chứng ngưng thở khi ngủ
Nếu bạn phát hiện mình mắc chứng ngưng thở khi ngủ và thường đi tiểu về đêm thì đó có thể là nguyên nhân. Việc ngưng thở khi ngủ làm người mắc bệnh ngủ không ngon giấc, giấc ngủ chập chờn vì khi thức giấc vào ban đêm bạn sẽ cảm nhận được sự kích thích bàng quang rất rõ và muốn đi tiểu ngay lập tức.
Ngoài ra, việc ngưng thở khi ngủ cũng tác động lên tim tăng khối lượng tuần hoàn, tăng máu tới thận, tăng lọc và bài tiết nhiều nước tiểu hơn để đổ vào bàng quang. Chứng ngưng thở khi ngủ hiện nay không hiếm gặp.
4. Phì đại tiền liệt tuyến
Tiền liệt tuyến là một bộ phận bao quanh phần niệu đạo ở ngay gần vị trí phần cổ bàng quang. Phì đại tiền liệt tuyến, nó tăng sinh, to ra hơn nhiều hoặc ít so với kích thước ban đầu, tùy mức độ sẽ tác động gây chèn ép vào niệu đạo, bàng quang, cản trở dòng tiểu.
Người mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến thường có dấu hiệu tiểu khó, tia tiểu yếu, tiểu không hết, tiểu dắt, buồn đi tiểu nhiều lần trong ngày và đêm, ở trường hợp nặng, khối phì đại quá lớn thì người bệnh sẽ bí tiểu, dòng tiểu tắc hoàn toàn không thể đi tiểu được nữa. Lúc này cần vào viện để giải quyết cấp cứu, đặt sonde tiểu để giải phóng nước tiểu tránh nguy cơ vỡ bàng quang.
Phì đại tiền liệt tuyến là nguyên nhân rất thường gặp gây nên chứng tiểu đêm, tiểu đêm nhiều lần ở nam giới. Căn bệnh này gây ảnh hưởng tới 90% nam giới sau 80 tuổi, khi ở giai đoạn từ 50 tuổi trở đi, nguy cơ mắc bếnh là không nhỏ. Tuy nhiên, nhờ vào tiến bộ của y học hiện đại, việc điều trị phì đại tiền liệt tuyến không còn nhiều khó khăn.
Hiểu rõ hơn về “Phì đại tuyến tiền liệt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị”.
5. Nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp ở Việt Nam. Đối tượng phụ nữ thường gặp hơn nam giới vì có đường niệu ngắn, virus, vi khuẩn dễ xâm nhập ngược dòng đi vào đường niệu hơn. Khoảng 50% phụ nữ sẽ phải gặp bệnh lý này ít nhất một lần trong đời cho tới khi trưởng thành. Tỷ lệ nhiễm trùng đường niệu ở phụ nữ có thai lên tới 7%. Virus, vi khuẩn xâm nhâp gây nên triệu chứng viêm, kích thích bàng quang, đường niệu. Người bệnh sẽ thấy tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu hoặc tiểu mủ, tiểu nhiều về đêm và có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy trường hợp.
6. Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một hội chứng khá thường gặp. Hiểu đơn giản đó là sự tăng hoạt động của bàng quang, bàng quang có thể co thắt bất thường khi lượng nước tiểu chưa đến ngưỡng báo động. Nó không giống với quy luật sinh lý ở người bình thường. Các triệu chứng khác hay gặp của hội chứng bàng quang tăng hoạt như tiểu gấp, tiều về đêm, tiều nhiều lần và đôi khi tiểu không tự chủ do sự co thắt đột ngột của bàng quang nên cơ thể chưa kịp phản ứng lại.
Hiện nay chưa có nguyên nhân cụ thể lý giải cho hội chứng này. Nhưng người nhận thấy rằng, nó thường xuất hiện sau các cơn đột quỵ, xuất hiện ở người Parkinson hay xơ cứng rải rác. Bàng quang tăng hoạt được điều trị chủ yếu phụ thuộc vào sự luyện tập của người bệnh.
Những nguyên nhân tiểu nhiều về đêm khác có thể gặp
- Do dùng thuốc lợi tiểu;
- Bướu bàng quang;
- Xạ trị;
- Tăng huyết áp, suy tim sung huyết;
- Rối loạn cơ vòng;
- Sa bàng quang;
- Bệnh thận mãn tính;
- Bệnh tiểu đường;
- Phụ nữ đang mang thai;
Tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?
Để đánh giá tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không thì cũng cần dựa nhiều vào nguyên nhân gây ra nó. Một cách khái quát thì tiểu đêm nhiều lần cần phải được điều trị và cần người bệnh có ý thức tự điều chỉnh. Các vấn đề người bệnh có thể gặp phải như:
- Mất ngủ: Giấc ngủ vô cùng quan trọng với sức khỏe của con người. Việc mất ngủ thường xuyên làm bạn mệt mỏi, xuống sắc, giảm tinh thần và trí tuệ. Nhiều người già dậy đi tiểu không thể tiếp tục ngủ lại như trước.
- Làm ảnh hưởng tới những người bên cạnh.
- Có thể là nguy cơ khiến người già bị té ngã khi thức dậy đi tiểu đêm một mình.
- Tăng đổ mồ hôi
- Tăng khả năng đột quỵ lên 1,5 lần: Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột vào ban đêm và nguy cơ té ngã khi chức năng của các cơ quan không còn đủ tinh tế.
Điều trị tiểu đêm sao cho hiệu quả?
Như đã nói ở trên, tiểu đêm do nhiều nguyên nhân gây ra và việc điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Tốt nhất là bạn hãy đi khám bác sĩ khi bạn bị đi tiểu nhiều lần trong đêm hoặc việc tiểu đêm gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của bạn. Những điều đơn giản nhất bạn có thể làm được là:
- Giảm uống nước lọc, cà phê, nước canh, bia rượu đặc biệt vào buổi tối;
- Nâng cao chân khi ngủ để giảm áp lực lọc máu tới thận;
- Mang tất chân khi đi ngủ;
- Ngủ trưa đầy đủ để tránh ảnh hưởng do mất giấc ngủ buổi tối;
- Nếu bạn đang điều trị lộ trình thuốc lợi tiểu thì hãy cân nhắc thời gian dùng thuốc khi trao đổi với bác sĩ;
- Hãy chuẩn bị một cuốn sổ theo dõi việc tiểu tiện hằng ngày của mình về thời gian, số lần, số lượng, màu sắc để báo lại khi bác sĩ cần;
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn về tiểu đêm, tiểu nhiều lần
Những địa chỉ khám thận tiết niệu uy tín nhất trên cả nước
Địa chỉ khám thận tiết niệu uy tín ở Hà Nội
1. Bệnh viện Bạch Mai
- Tel: 844 3869 3731
- Website: bachmai
- Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
2. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Tel: 1900 6422
- Webite: benhviendaihocyhanoi
- Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ khám thận tiết niệu uy tín ở Đà Nẵng
1. Bệnh viện Đà Nẵng
- Địa chỉ: 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
- Điện thoại: 1900 9095
- Website: dananghospital
2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
- Tel: 0236 3711 111
- Website: vinmec
- Địa chỉ: 4 30 Tháng 4, Khu dân cư, Hải Châu, Đà Nẵng
Địa chỉ khám thận tiết niệu uy tín ở TP. Hồ Chí Minh
1. Bệnh viện Từ Dũ
- Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM
- Điện thoại: (028) 3839 5117.
- Website: tudu
2. Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
- Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM
- Điện thoại: (028) 3855 4269
- Website: bvdaihoc
Tiếp tục theo dõi và ủng hộ Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích bạn nhé!