Trẻ nhỏ chảy nước dãi nhiều có bệnh gì không?

Nhiều gia đình lo lắng vì thấy trẻ nhỏ chảy dãi nhiều không dứt. Một số bố mẹ lại cho rằng đó là do mọc răng không có gì đáng ngại, nhưng sự thật thì nguyên nhân đó không hoàn toàn đúng. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Trẻ nhỏ chảy nước dãi nhiều có bệnh gì không? Cùng tìm câu trả lời nhé!

1. Hiện tượng trẻ nhỏ chảy nước dãi nhiều

Nếu gia đình đã có con nhỏ, chắc hẳn bố mẹ đều để ý đến vấn đề trẻ chảy nước miếng nhiều, đặc biệt với trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi. Thông thường thì đến 2 tuổi trẻ sẽ giảm bớt vấn đề này, nhưng cũng có những đứa trẻ đến 4 tuổi mới hết. Vậy những trường hợp đó có phải là bất thường? Người ta vẫn đồn rằng trẻ chảy dãi nhiều do mọc răng, điều này có thật sự đúng?

Trẻ nhỏ chảy nước dãi nhiều (Nguồn: Internet).

2. Trẻ nhỏ chảy dãi nhiều do mọc răng có đúng không?

Hẳn nếu ra đường hỏi 10 người sẽ có tới 9 người nói trẻ chảy dãi nhiều do đến thời điểm mọc răng, nhưng không, đó chỉ là sự trùng hợp hoặc có thể thì cũng là một phần nguyên nhân nhỏ. Có những đứa trẻ đến 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng nhưng từ lúc sơ sinh đã nhệu nhão dãi, cúng có trẻ đã mọc hết cả hàm răng mà hiện tượng chảy dãi vẫn còn. Vì vậy việc trẻ chảy dãi nhiều không hoàn toàn do vấn đề mọc răng đâu bố mẹ nhé.

Nhiều người cho rằng trẻ chảy dãi nhiều do mọc răng (Nguồn: Internet).

3. Vì sao trẻ nhỏ chảy dãi nhiều?

Nếu không phải do mọc răng thì tại sao trẻ lại chảy dãi nhiều? Câu trả lời rất đơn giản.

Giải phẫu cơ thể mỗi con người chúng ta vốn dĩ có 6 tuyến nước bọt ở 2 bên mặt. 6 tuyến đó là tuyến nước bọt mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm, mỗi bên mặt sẽ có đủ 3 tuyến. Các tuyến làm nhiệm vụ tiết nước bọt và mỗi ngày tiết từ 1 đến 2 lít tùy đối tượng. Nước bọt mang lại nhiều lợi ích và vô cùng cần thiết.

Các tuyến nước bọt phân bố quanh miệng (Nguồn: Internet).

  • Nước bọt để giữ ẩm, làm ẩm niêm mạc miệng
  • Nước bọt bôi trơn thức ăn và đường hầu họng giúp chúng ta dễ nuốt hơn
  • Nước bọt có enzym để giúp chúng ta làm mềm và tiêu hóa thức ăn
  • Nước bọt có tác dụng chống sâu răng

Bình thường, ở người lớn, sau khi nước bọt tiết ra thì chúng ta sẽ chủ động nuốt xuống dạ dày. Nhưng ở trẻ em, vì chức năng nuốt chưa được hoàn thiện, các cơ vùng mặt còn yếu nên thay vì nuốt vào, chúng lại đẩy lưỡi và nước dãi sẽ chảy ra ngoài. Điều này đặc biệt xảy ra nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi và đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Vì thế, nếu trẻ dưới 2 tuổi có thường xuyên chảy dãi mà không có kèm bất thường khác bố mẹ cũng không cần lo lắng quá nhiều. Nhưng cũng có một vài bệnh lý khiến trẻ tăng tiết nước bọt bố mẹ cũng cần chú ý.

Đưa trẻ đi khám trong trường hợp cần thiết (Nguồn: Internet).

4. Trẻ chảy dãi nhiều có bệnh gì không?

Trong một vài trường hợp, trẻ chảy dãi nhiều có thể do rối loạn tiết nước bọt, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn về tiêu hóa hoặc viêm nhiễm đường hô hấp. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu sau:

  • Viêm loét miệng
  • Sưng nóng mặt
  • Bỏ ăn
  • Sốt
  • Ho
  • Khó hở
  • Thở rít
  • Co giật
  • Có các bệnh lý rối loạn thần kinh

Với bài viết trên đây, Bloganchoi hi vọng đã mang lại những thông tin hữu ích để bố mẹ hiểu hơn và chăm sóc tốt hơn cho con. Hãy luôn theo dõi và ủng hộ Kinhnghiem360.edu.vn bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *