Ở những người lớn tuổi, tầm nhìn sẽ bắt đầu giảm đi do đôi mắt dễ mắc một số bệnh như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thị lực kém,… Một tình trạng ở mắt phổ biến khác là thoái hóa điểm vàng – nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ phổ biến, vẫn còn rất nhiều nhầm lẫn về thoái hóa điểm vàng. Vậy thoái hóa điểm vàng là gì?
Mắc bệnh về thị lực thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và thường khó hồi phục. Thoái hóa điểm vàng cũng không ngoại lệ, tuy không gây đau đớn cho người bệnh nhưng thị giác của bệnh nhân giảm làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc.
Thoái hóa điểm vàng là gì?
Khi nói về thoái hóa điểm vàng, đầu tiên bạn phải hiểu về điểm vàng. Điểm vàng hay còn gọi là hoàng điểm, là bộ phận nằm ở trung tâm của võng mạc chịu trách nhiệm quan trọng cho tầm nhìn, các tế bào cảm quang ở đây sẽ thu nhận hình ảnh, nhận biết màu sắc và độ sắc nét của hình ảnh thu được. Hoàng điểm rất quan trọng nhưng cũng là vùng rất nhạy cảm. Ở người bị thoái hóa điểm vàng, các tế bào hoàng điểm bị thoái hóa, phá vỡ làm khả năng nhìn chi tiết của mắt giảm, mọi thứ sẽ không còn rõ nét mà chở nên mờ và biến dạng.
Mặc dù những bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng sẽ không bị mù lòa hoàn toàn nhưng tầm nhìn của họ sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, khó khăn trong các hoạt động hằng ngày như: lái xe, đọc sách, nhận diện khuôn mặt, hình ảnh,…khiến cho người bệnh không thể sinh hoạt và làm việc như bình thường. Thoái hóa điểm vàng gồm 3 giai đoạn: sớm, trung gian và giai đoạn muộn. Giai đoạn sớm thường không hoặc ít có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ nhận biết.
Phân loại thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng được chia thành hai loại là thoái hóa điểm vàng thể ướt và thoái hóa điểm vàng thể khô.
1. Thoái hóa điểm vàng thể khô
Với thoái hóa điểm vàng thể khô, các khối lipid và protein gọi là “drusen” tích tụ dưới hoàng điểm là các tế bào nuôi dưỡng võng mạc, theo thời gian sẽ dần dần mỏng hoặc teo, dẫn đến chết làm các tế bào hoàng điểm cũng bị thoái hóa theo. Trên thực tế thể khô khổ biến hơn thể ướt và chiếm khoảng 80% các thường hợp bị thoái hóa điểm vàng.
2. Thoái hóa điểm vàng thể ướt
Thoái hóa điểm vàng thể ướt do các mạch máu bất thường phát triển dưới võng mạc có thể bị rò rỉ máu hoặc các chất lỏng khác làm sẹo hoàng điểm và gây giảm thị lực. Tuy ít phổ biến hơn nhưng những người bị thoái hóa điểm vàng thể ướt thường mắc cả thể ướt và thể khô, chúng phối hợp với nhau gây giảm thị lực của người bệnh chính vì vậy tính chất bệnh thường nặng hơn. Người bệnh có thể sẽ thấy ảo giác do hình ảnh quan sát được bị biến dạng, xuất hiện điểm mù và nếu không điều trị kịp thời điểm mù sẽ ngày càng lớn hơn hơn.
Triệu chứng thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng thường xảy ra ở những người lớn tuổi và rất hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, tuy nhiên cũng có 1 vài trường hợp gây ra bởi gen lặn.
Các triệu chứng của thoái hóa điểm vàng khô thường có xu hướng âm thầm, và có thể thay đổi. Thoái hóa điểm vàng gồm 3 giai đoạn: sớm, trung gian và giai đoạn muộn. Giai đoạn sớm thường không hoặc ít có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ nhận biết. Các triệu chứng giai đoạn muộn gồm: biến dạng thị giác, giảm thị lực trung tâm ở một hoặc cả hai mắt, nhu cầu ánh sáng mạnh hơn khi đọc, khó thích nghi với mức độ ánh sáng thấp (như nhà hàng mờ) và khó nhận diện khuôn mặt.
Nếu bạn thấy tầm nhìn trung tâm của mình bị hạn chế, gặp khó khăn trong việc nhận diện màu sắc và các chi tiết, đặc biệt là trên 50 tuổi thì nên đến gập bác sĩ để kiểm tra chẩn đoán chính xác bạn có mắc thoái hóa điểm vàng giai đoạn sớm hay không.
Các đối tượng dễ mắc thoái hóa điểm vàng
Những người ở độ tuổi trên 50 tuổi có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng cao hơn. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy thoái hóa điểm vàng cũng có liên quan đến yếu tố di truyền. Một số yếu tố khác làm tăng khả năng mắc bệnh: hút thuốc lá, béo phì chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Những bệnh nhân hút thuốc có nguy cơ bệnh nhanh tiến triển đến giai đoạn muộn hơn và thị lực sẽ bị giảm sút nhiều hơn bình thường. Chính vì vậy hãy bỏ thuốc ngay lập tức để có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống cũng liên quan đến nguy cơ mắc bệnh. Nên ăn chế độ ăn ít thịt và mỡ động vật, đồng thời ăn nhiều rau đặc biệt rau có lá xanh đậm. Thường xuyên thư giãn mắt để mắt nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử có hại cho mắt.
Điều trị thoái hóa điểm vàng
Mặc dù vẫn chưa có cách chữa dứt điểm bệnh thoái hóa điểm vàng, nhưng hiện nay đã có rất nhiều thành công trong việc điều trị cho bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng ở giai đoạn đầu bằng vitamin mắt hoặc vitamin AREDS.
Chẩn đoán và điều trị sớm thoái hóa điểm vàng có ý nghĩa lớn trong việc làm chậm tiến triển của bệnh.
Hi vọng bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi và ủng hộ Kinhnghiem360.edu.vn bạn nhé!