Cà phê là một đồ uống rất quen thuộc với mọi người, đặc biệt với một số người nó là thứ không thể thiếu để làm việc hiệu quả. Nhưng bạn đã biết vài sự thật thú vị về cà phê chưa? Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn điểm qua nhé!
1. Tại sao cà phê lại khiến bạn muốn đi vệ sinh?
Đi đại tiện là sự kết hợp phản ứng giữa hệ thần kinh và ruột già. Cà phê thúc đẩy sự co bóp của ruột, kích thích phản ứng dạ dày – ruột. Nó khiến dạ dày, ruột non, ruột già co bóp mạnh hơn, khiến bạn buồn đi vệ sinh hơn và đi dễ dàng hơn. Tác dụng này như nhau ở cả nam và nữ.
Có một số ý kiến cho rằng tính axit của cà phê cũng kích thích ruột của bạn. Cà phê thường và cà phê decaf (đã được giảm bớt lượng caffeine) đều chứa axit chlorogenic, làm kích thích bài tiết axit trong dạ dày cao hơn và sản xuất nhiều axit dịch vị hơn. Tình trạng tăng axit khiến dạ dày co bóp và tống các chất xuống ruột non nhanh hơn bình thường. Có thể xem tác dụng này như việc giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
2. Liệu cà phê decaf có đạt được hiệu quả tương tự?
Cả cà phê decaf và cà phê có chứa caffeine thông thường sẽ khiến bạn buồn đi vệ sinh, nhưng caffeine trong cà phê sẽ khiến tăng cảm giác buồn vệ sinh hơn.
3. Có vấn đề gì không nếu bạn thêm sữa hoặc kem vào cà phê của bạn?
Thêm sữa hoặc kem thường là cách được nhiều người dùng để làm tăng vị ngọt và sự hấp dẫn của tách cà phê. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều vì dù sao chúng cũng là những thứ nhiều đường và có thể làm giảm đi một số tác dụng có ích của cà phê.
4. Có phải tất cả mọi đồ uống chứa caffeine đều có tác dụng tương tự cà phê, chẳng hạn như nước tăng lực?
Các thức uống có chứa caffein khác ngoài cà phê thường không có tác dụng tương tự như cà phê. Các nghiên cứu đã khám phá ra rằng các chất trong chính hạt cà phê mới giúp cà phê có tác dụng.
5. Đã có nghiên cứu nào giúp giải thích mối liên hệ này chưa?
Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 2018 về việc bệnh nhân uống cà phê sau khi phẫu thuật. Thông thường sau khi phẫu thuật ruột thường ở trạng thái trơ, không co bóp. Điều này có thể dẫn đến đau bụng, buồn nôn và táo bón. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng tiêu thụ cà phê đã cải thiện nhu động của ruột sau khi phẫu thuật.
6. Mối liên hệ giữa cà phê, hormone và sức khỏe đường ruột là gì?
Đã có những nghiên cứu cho kết quả tích cực rằng cà phê có thể cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn. Cà phê đã được chứng minh là cải thiện sức khỏe của gan, giảm nguy cơ ung thư ruột kết, cải thiện chức năng nhận thức, giảm nguy cơ tử vong do tim mạch (đau tim, đột quỵ), tiểu đường tuýp, bệnh Parkinson,…
7. Những người mắc bệnh đường ruột nào không nên uống cà phê?
Những bệnh nhân bị IBS (hội chứng ruột kích thích) có thể không đáp ứng với việc uống cà phê. Mặt khác, nếu bạn đang bị tiêu chảy, GERD (trào ngược dạ dày thực quản), ợ chua hoặc có vấn đề về dung nạp lactose, đôi khi uống cà phê sẽ làm trầm trọng thêm những tình trạng đó.
8. Nếu bạn muốn sử dụng cà phê để đi vệ sinh dễ dàng hơn, thì uống vào lúc nào là thích hợp?
Có thể nhanh nhất là 10 phút, nhưng đối với hầu hết mọi người, nồng độ các chất của cà phê sẽ đạt mức cao nhất trong máu sau khi uống 45 phút. Vì vậy nếu bạn muốn lên kế hoạch cho một chuyến đi dài hãy cân nhắc về nhu cầu đi vệ sinh của mình nhé.
9. Vậy phải uống bao nhiêu cà phê để đạt được “tác dụng” như mong muốn?
Mỗi người sẽ đáp ứng với cà phê theo một cách khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này: khả năng dung nạp caffeine của cơ thể, liệu bạn có mắc các bệnh lý khác (hội chứng ruột kích thích, ợ chua) hay không, loại cà phê bạn uống là gì,…
Tuy nhiên, lượng 400mg caffeine mỗi ngày là an toàn cho hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh. Đó là lượng caffeine có trong 4 tách cà phê pha, 10 lon cola, hoặc 2 lon đồ uống “tăng lực”. Hãy nhớ rằng hàm lượng caffeine thực tế trong đồ uống rất khác nhau, đặc biệt là giữa các loại nước tăng lực.
- 5 lời khuyên về việc uống cà phê lành mạnh mỗi ngày
- 7 điều đáng ngạc nhiên về ảnh hưởng của caffeine với sức khỏe
Hãy thường xuyên ghé thăm chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!