Não úng thủy là tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là não úng thuỷ ở trẻ sơ sinh. Chúng xuất hiện với tỷ lệ cao hơn, là một trong những bệnh lý nghiêm trọng nhất sở trẻ nhỏ. Cho nên, cần có hướng phòng ngừa từ lúc mang thai để tránh xuất hiện não úng thuỷ ở trẻ sơ sinh.
Não úng thuỷ là gì?
Não úng thuỷ là tình trạng tích tụ một lượng lớn dịch não tuỷ, khiến cho phần não và sọ sưng to. Dịch não tuỷ là một chất lỏng trong suốt với chức năng làm giảm các tác động tổn thương lên não bộ, điều chỉnh áp suất trong não. Bên cạnh đó dịch não tuỷ còn có chức năng cung cấp dưỡng chất và loại bỏ chất thải cho não bộ vì nó bao quanh phần não và tuỷ sống.
Hệ thống não thất là nơi hình thành nên dịch não tuỷ từ các đám rối mạch mạc. Hệ thống não thất này bao gồm: Não thất bên, não thất ba, não thất bốn. Sau đó, dịch não tuỷ được giữ trong não và tuần hoàn.
Não úng thuỷ xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ sơ sinh và người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc cao hơn.
Nguyên nhân gây nên não úng thuỷ
Thông thường, hệ thống não thất tiết ra khoảng 20ml/giờ dịch não tuỷ, sau đó lượng dịch này được hấp thu từ một phần khác của não, cho nên lượng dịch não tuỷ luôn được tuần hoàn và duy trì ở mức ổn định 50ml ở trẻ em và 150ml đối với người lớn.
Não úng thuỷ là hậu quả của nhiều nhóm bệnh lý khác nhau, vì thế não úng thuỷ không được xem như một bệnh lý riêng biệt. Nhìn chung, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tích tụ dịch não tuỷ, tuy nhiên tất cả các nguyên nhân đều chung cơ chế gây bệnh như sau:
- Giảm sự lưu thông của dịch não tuỷ
- Giảm sự hấp thu dịch não tuỷ của thể Pacchioni
- Tăng tiết dịch não tuỷ (Ít gặp)
Với tình trạng não úng thuỷ ở trẻ em thì người ta thường dựa vào thời điểm xuất hiện bệnh để tìm ra nguyên nhân gây ra não úng thuỷ ở trẻ em:
Não úng thuỷ bẩm sinh
- Giãn não thất: Là tình trạng dòng chảy của dịch não tuỷ bị rối loạn do kích thước của não thất thay đổi.
- Hẹp cống não: Đây là nguyên nhân gây ra ứ dịch do đường nối giữa các não thất bị hẹp lại.
- Nang màng nhện: Màng nhện là một lớp bao phủ bề mặt não, các túi nang chứa dịch não tuỷ nằm trên màng nhện được gọi là nang màng nhện. Nang này có liên kết với các não thất, cho nên khi nang màng nhện gặp vấn đề thì ngay lập tức ảnh hưởng đến áp lực của dịch não tuỷ.
- Nứt đốt sống: Tình trạng nứt đốt sống xuất hiện khi gai sống bị hở hoặc bất kì phần nào của cột sống bị hở. Khi đó, các phần còn lại của hệ thần kinh và tủy sống cũng trở nên bất thường, tích tụ dịch não tuỷ là một trong những hậu quả của nứt đốt sống.
- Thai phụ bị nhiễm trùng khi mang thai: Khi sản phụ bị nhiễm trùng do sởi, rubella, các virus viêm gan hay các kí sinh trùng,… thì trẻ có khả năng bị não úng thuỷ bẩm sinh.
Não úng thuỷ ở trẻ em sau khi sinh
Tình trạng não úng thuỷ có thể là bẩm sinh hoặc xuất hiện muộn hơn. Sau khi chào đời, trẻ hoàn toàn bình thường và không có dấu hiệu của não úng thuỷ, tuy nhiên sau một thời gian thì trẻ bắt đầu xuất hiện bất thường. Thông thường, nguồn gốc của những bất thường gây nên não úng thuỷ bao gồm:
- Xuất huyết não thất: Đây là nguyên nhân thường có ở trẻ sinh không đủ tháng. Dù là bất cứ nguyên nhân nào gây nên tình trạng xuất huyết trong não đều có thể gây não úng thuỷ. Khi não bị xuất huyết làm máu chảy vào não thất, máu hòa với dịch não tuỷ làm thay đổi áp suất dịch ở não thất.
- Chấn thương đầu: Là một trong những nguyên nhân gây nên xuất huyết trong não thất và phù các nhu mô não gây chèn ép các não thất gây tràn dịch não .
- Nhiễm trùng: Sự nhiễm trùng có thể làm giảm khả năng hấp thu dịch não tuỷ hay tăng tiết dịch não tuỷ do viêm các đám rối màng mạch.
- Hấp thu dịch não tuỷ kém: Do có các khuyết tật trong não thất mà dòng máu không thể hấp thu lượng dịch dư thừa khi dịch não tuỷ đi qua tâm thất trái.
Triệu chứng não úng thuỷ
- Tăng kích thước vòng đầu: Đường kính của đầu bé sẽ tăng lên theo từng ngày, bên cạnh đó sọ trở nên sưng phồng và mềm hơn.
- Các xương hộp sọ tách nhau
- Mắt trẻ nhìn lệch xuống dưới, ít chuyển động: Có thể tạo nên dấu hiệu mặt trời lặn. Đây là dấu hiệu chỉ xuất hiện khi tình trạng bệnh của bệnh nhân đã nặng.
- Mạch máu nổi rõ ở da đầu
- Chán ăn, bỏ bú
- Buồn nôn, nôn ói
- Dễ kích thích, động kinh
Ngoài những biểu hiện trên, đối với não úng thuỷ ở trẻ em sau sinh, còn xuất hiện một số biểu hiện như:
- Đau đầu
- Sốt kèm co giật
- Mờ mắt hoặc nhìn đôi
- Buồn ngủ, khó tập trung
- Phản xạ chậm(Đi lại, nói chuyện…)
Điều trị não úng thuỷ
Ngoài điều trị ngoại khoa, thì các phương pháp điều trị khác điều không có hiệu quả. Các thủ thuật can thiệp ngoại khoa bao gồm:
- Phẫu thuật cấy ống shunt: Tái lưu thông dịch não tuỷ bằng cách đưa dịch não tuỷ đến các khoang khác trong cơ thể để được hấp thu. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng có các biến chứng như: Nhiễm trùng, tắc nghẽn ống.
- Nội soi phá sàn não thất 3: Phương pháp này sẽ tạo ra đường lưu thông mới cho dịch não tuỷ mà không cần đặt ống shunt.
Ngăn ngừa não úng thuỷ
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang trong quá tìm cách để ngăn ngừa và điều trị não úng thuỷ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro do bệnh mang tới, bạn cần:
- Khám thai định kỳ : Để có những phát hiện kịp thời khi xuất hiện các bất thường
- Tiêm ngừa trong thời gian mang thai và sau khi sinh: Để giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cho mẹ và bé, cần có sự tư vấn của các bác sĩ để tiêm ngừa vaccin hợp lí.
- Bảo vệ vùng đầu bé: Hạn chế những tổn thương vùng đầu là biện pháp phòng ngừa rủi ro cho trẻ em, chú ý không gian đồ vật xung quanh trẻ để bảo vệ an toàn cho bé.
Nên viết thêm 1 đoạn kết ngắn, 2-3 dòng, tóm tắt ý toàn bài, có chứa từ khóa chính
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết về sức khoẻ tại đây:
Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnchoi để tham khảo những bài viết hay bạn nhé!