Đinh lăng là loại cây vừa dùng trong chế biến món ăn lại cực tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc dùng lá, người ta còn sử dụng rễ cây đinh lăng để làm thuốc. Vậy rễ cây đinh lăng có tác dụng gì, cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Rễ cây đinh lăng có tác dụng gì?
Theo Đông y, rễ cây đinh lăng có rất nhiều công dụng khác nhau, có thể kể đến một số tác dụng như sau:
Thuốc uống cho phụ nữ sau sinh
Trong rễ cây đinh lăng có chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Người ta sử dụng chúng để làm thuốc uống tăng tiết sữa và chống đau dạ con cho phụ nữ sau khi sinh.
Cách làm rất đơn giản, rễ đinh lăng rửa sạch, phơi khô sau đó thái nhỏ. Đem sao vàng rồi dùng dần. Mỗi lần dùng, bạn lấy khoảng 10g rễ đinh lăng đun cùng 400ml nước. Đun cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại còn 100ml thì tắt bếp và đem uống thay chè.
Rễ đinh lăng ngâm rượu tốt cho nam giới
Rễ đinh lăng tươi đem ngâm rượu rất bổ đặc biệt là với nam giới. Loại rượu này giúp chữa yếu sinh lý, giảm tình trạng rối loạn tình dục, chữa chứng mệt mỏi, mất ngủ, lợi tiểu và hỗ trợ tăng cân…
Cách làm rượu đinh lăng như sau: rễ đinh lăng đem rửa sạch rồi phơi khô. Lấy rễ tán nhỏ sau đó ngâm cùng rượu từ 7 – 10 ngày là có thể dùng được. Lưu ý, cứ 100g rễ đinh lăng khô thì ngâm với 1 lít rượu. Uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn.
Ngoài ngâm với đinh lăng khô người ta còn ngâm rễ hoặc củ đinh lăng tươi cũng rất tốt. Nên chọn củ của cây đinh lăng trên 3 năm tuổi sẽ bổ hơn.
Rễ đinh lăng chữa viêm gan mãn tính
Ngoài tốt cho nam giới và phụ nữ sau sinh, loại nguyên liệu này khi kết hợp với các vị thuốc khác còn hỗ trợ điều trị một số bệnh trong đó có viêm gan mãn tính.
Công thức như sau: Lấy 12g rễ đinh lăng, 20g nhân trần khô, 16g hạt ý dĩ, 8g uất kim, 8g nghệ, 8g ngưu tất cùng chi tử, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, hoài sơn, ngũ gia bì (liều lượng 12g/vị) đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
Chú ý không nên quá lạm dụng, chỉ dùng mỗi ngày một thang.
Rễ đinh lăng chữa sốt rét
Những người bị sốt rét sử dụng rễ đinh lăng cùng sài hồ, rau má, lá tre, cam thảo, bán hạ sao vàng, gừng đem sắc lấy nước uống đều.
Ngoài ra, rễ đinh lăng còn có một số công dụng như:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về thận như sỏi thận…
- Bổ não, tốt cho người bị đau đầu, rối loạn tiền đình, trị mất ngủ…
- Tăng sức dẻo dai
- Thải độc cơ thể
- Hỗ trợ giảm đau khớp, điều trị các chứng bệnh về khớp
Bạn có thể tự sơ chế rễ cây đinh lăng tại nhà, mua tại các tiệm thuốc Đông Y hoặc đặt mua tại đây.
2. Lưu ý khi sử dụng rễ cây đinh lăng
Rễ cây đinh lăng thường được thu hoạch vào khoảng thời gian mùa thu – đông trong năm. Thông thường, người ta chỉ sử dụng rễ của những cây có tuổi đời từ 3 năm trở lên.
Rễ cây sau khi thu hoạch được đem rửa sạch rồi ngâm rượu hoặc thái lát, phơi khô, sao thơm… Một vài lưu ý khi dùng rễ cây đinh lăng:
- Rễ cây đinh lăng có nhiều chất bổ tuy nhiên không nên dùng quá nhiều bởi có chứa các saponin. Nếu sử dụng lượng lớn dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy…
- Không nên dùng rượu hay thuốc làm từ rễ cây đinh lăng vào buổi tối, rất dễ gây khó ngủ
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ với sức khỏe.
- Nên lựa chọn củ, rễ đinh lăng lớn, có tuổi đời lâu để ngâm rượu hoặc làm thuốc uống.
Hãy thường xuyên ghé Kinhnghiem360.edu.vn để đón đọc những thông tin lý thú và hấp dẫn nhé!