Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần bị tình trạng môi bị khô đúng không nào? Tình trạng môi khô có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày, dù là sau khi ăn uống hay khi thức dậy. Nhiều bạn trai thường không quan tâm đến dưỡng môi cho nên thường bị khô môi và dẫn đến tình trạng nứt, thậm chí là chảy máu. Trong bài viết dưới đây, mình sẽ chia sẻ với mọi người lí do tại sao bạn không nên liếm môi khi môi bị khô và những cách giúp bạn không còn bị khô môi nữa. Cùng Bloganhchoi theo dõi nhé!
1. Môi khô là tình trạng như thế nào?
Môi là lớp da mỏng thường hay gọi là lớp sừng. Da môi là lớp ngoài cùng của môi và độ mỏng của nó còn mỏng hơn các lớp da khác trên cơ thể. Sở dĩ da môi có màu hồng hồng hay ửng đỏ là vì các mạch máu trong da môi và cả toàn bộ đôi môi của bạn rất dễ dàng nhận thấy qua lớp màng mỏng đó.
Với các bạn gái, môi sẽ dễ dàng khô hơn các chàng trai, vì họ thường xuyên sử dụng mỹ phẩm. Như vậy thì, độ ẩm tự nhiên của đôi môi sẽ không còn đủ làm cho môi luôn căng mọng nữa.
2. Tại sao môi lại bị khô?
Như đã chia sẻ môi thường xuyên mất đi độ ẩm thì sẽ xảy ra tình trạng bị khô môi. Giống như làn da của chúng ta, đối với làn da dầu chúng ta sẽ luôn có lớp dầu hoặc tuyến mồ hôi giúp cho da chúng ta luôn căng mọng và không dễ bị khô. Thì da môi đáng tiếc lại không có hai tuyến dầu và tuyến mồ hôi này, vì vậy rất dễ làm khô môi.
Mặt khác, da môi của chúng ta mỏng hơn rất nhiều do với các loại da khác trên cơ thể nên độ ẩm của đôi môi không được cung cấp đủ như các loại da khác. Chính vì vậy, đòi hỏi môi của chúng ta luôn phải có một sản phẩm giúp dưỡng môi luôn căng mọng.
3. Tại sao chúng ta lại hay liếm môi khi môi khô?
Theo thói quen không chỉ của các bạn gái mà cả với các bạn trai, khi cảm thấy môi quá khô, thường sẽ có xu hướng liếm môi để giúp môi dưỡng ẩm trở lại. Tuy nhiên, bạn sẽ luôn cảm thấy lúc đầu môi có ẩm mướt nhưng rất nhanh sau đó, môi sẽ bị khô lại và tình trạng khô môi còn xảy ra nhanh hơn.
Có một điều mà bạn không ngờ rằng, cách liếm môi đó không khiến cho làn môi thêm ẩm mướt, căng bóng và đầy đủ độ ẩm mà còn khiến cho làn da môi vô cùng dễ bị thương tổn. Theo các bác sĩ thuộc bệnh viện da liễu New York nhận định, khi chúng ta liếm môi, bạn đã vô tình phủ một lớp hồ mỏng chất amylase lên bờ môi. Lúc đầu bạn sẽ cảm thấy môi được căng mọng và ẩm mịn nhưng sau đó, cùng với gió các lớp mỏng dưỡng này sẽ biến mất và trả lại cho bạn làn da môi vô cùng thô ráp.
Nhiều người có xu hướng uống nhiều nước hằng ngày để giúp môi luôn ẩm mịn và đầy đủ độ ẩm. Tuy nhiên, việc uống nước có giúp môi luôn đầy đủ dưỡng chất nhưng chỉ là tức thời và gần như vô nghĩa, Vì vậy, thay vì uống nước, người ta lại quay lại với việc liếm môi để giúp môi luôn căng bóng và bớt khô.
4. Sẽ như thế nào nếu chúng ta liếm môi khi môi khô?
Theo các chuyên gia và các bác sĩ đã nghiên cứu, việc liếm môi không hề khiến cho môi chúng ta thêm ẩm mịn, bớt khô và đầy đủ độ ẩm, trái lại còn rất nguy hiểm cho da môi. Với những đôi môi khô, tình trạng nguy hiểm nhất là bị nứt môi và chảy máu từ các khe hở đó. Chính vì vậy bạn càng liếm môi thì môi sẽ càng khô và các vết nứt ngày càng được hiện rõ.
Điều này còn được giải thích bởi sự hình thành của các tế bào chết trên môi. Khi môi quá khô, quá nứt nẻ, quá khô ráp các tế bào chết trên môi sẽ hội tụ và tạo thành một lớp da chết là không thể chữa được nữa. Lúc này, cho dù bạn có uống 10 lít nước cũng không thể cứu chữa lớp da chết đó. Vì vậy, lớp da chết này chính là sự hội tụ từ việc khô môi của bạn, và nếu càng liếm môi, môi sẽ càng khô và lớp da chết sẽ càng nhanh xuất hiện hơn.
Nếu bạn cứ quay vào vòng luẩn quẩn liếm môi- khô môi – liếm môi thì sẽ dễ khiến cho môi bị tổn thương, sưng tấy và chảy máu. Và nếu như môi bị tổn thương, càng khô ráp, thậm chí là bị chảy máu thì bạn lại càng có xu hướng liếm môi nhiều hơn nữa. Lúc này, môi đang tổn thương lại càng được chứa nhiều nước bọt sẽ khiến dễ bị tổn thương nặng hơn và thậm chí là các vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn nữa.
Trong lúc nguy hiểm nhất, điều mà bạn không thể ngờ thì các vi khuẩn có hại sẽ len lỏi vào các khe hở trên môi và khi các vết nứt này chảy máu các vi khuẩn xâm nhập vào môi và dễ dàng tích tụ vào tuyến nước bọt của bạn. Đồng thời, các vi khuẩn này sẽ khiến ăn không ngon và dễ dàng khiến cho khoang miệng của bạn thêm nguy hiểm.
5. Vậy khi môi khô, bạn cần phải làm gì?
Đối với các sản phẩm dưỡng da hiện nay, có rất nhiều sản phẩm dưỡng môi dành cho cả bạn gái và cả ở phái nam. Vì vậy, cách tốt nhất để giúp cho đôi môi của bạn không còn bị khô bạn có thể thường xuyên thoa lớp son dưỡng lên môi.
Thoa son dưỡng môi sẽ giúp môi có đầy đủ độ ẩm và sẽ luôn ẩm mịn và sẽ không còn khiến bạn khó chịu vì sẽ không còn tình trạng khô môi nữa. Nhiều hãng son dưỡng hiện nay được bày bán rất nhiều trên thị trường, kể cả dòng sản phẩm giá cao cấp, giá trung bình và giá bình dân nhất. Ngoài ra, nếu không có son dưỡng, bạn có thể thoa dầu dừa để tiết kiệm chi phí.
Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng tẩy tế bào chết trước khi son môi dưỡng sẽ giúp da luôn được sạch sẽ và như được “tắm” để loại bỏ các lớp da chết đi. Mặt khác, nhiều hãng son cũng đã khuyến cáo người dùng của họ dùng tẩy tế bào chết môi trước, sau đó thoa son dưỡng và cuối cùng mới là son màu. Các bạn gái cũng nên tẩy trang kỹ cho đôi môi và thoa son dưỡng ngay trong quá trình dưỡng da để tránh tình trạng bị khô môi.
Lời khuyên đến từ các chuyên gia
- Để giúp cho đôi môi không còn cảm giác khô ráp, bạn nên thường xuyên dùng son dưỡng. Tuy nhiên, nên thoa lượng mỏng và không nên thoa vô tội vạ.
- Nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, ít nhất 2 lít để giúp không môi không khô ráp mà còn giúp cơ thể thêm khỏe mạnh.
- Tránh ăn quá nhiều thức ăn cay và thức ăn mặn sẽ khiến môi mất độ ẩm.
- Với các bạn gái, cần thiết nhất phải tẩy trang thật kỹ lớp son màu thì sẽ giúp môi không còn bị thâm và còn đủ độ ẩm cần thiết.
- Tác hại của thói quen liếm môi và cách “cai nghiện”
- 7 bước trị thâm môi đơn giản cho môi hồng hào, quyến rũ
Đó là những thông tin chi tiết và cụ thể nhất về lí do tại sao bạn không nên liếm môi khi môi bị khô nữa. Hi vọng qua bài viết vừa qua sẽ giúp các bạn tránh được thói quen xấu liếm môi đó và mua ngay cho mình một loại son dưỡng phù hợp nhất nhé! Cảm ơn mọi người đã đọc và chúc mọi người luôn khỏe mạnh.
Bạn cũng đừng bỏ qua những kiến thức bổ ích khác trong trong chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn nhé!