Đột quỵ – Căn bệnh nguy hiểm chết người và những điều bạn phải biết để phòng tránh

Cơn đột quỵ cướp đi sinh mạng nghệ sĩ Chí Tài khiến gia đình, đồng nghiệp và người hâm mộ bàng hoàng, thương tiếc. Bất thình lình và đột ngột, không chỉ người lớn tuổi mà người trẻ tuổi cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn chuẩn bị cho bản thân những quy tắc vàng để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ nhé!

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (Stroke) hay tai biến mạch máu não là một tình trạng bệnh tật do lưu lượng máu truyền đến não đột ngột ngắt quãng hoặc suy giảm dẫn đến việc tổn thương thần kinh, chết tế bào não.

Người bị đột quỵ có khả năng cao bị hôn mê, liệt cơ thể, thậm chí tử vong. Tại Việt Nam, đột quỵ không chỉ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà còn tạo nên gánh nặng tài chính cho gia đình và quốc gia.

Máu truyền đến não đột ngột nghẽn gây đột quỵ (Ảnh: Internet).

Phân loại đột quỵ

  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ
  • Đột quỵ xuất huyết
  • Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (transient ischemic attack – TIA): ít nguy hiểm đến tính mạng.

2 loại đột quỵ chính (Ảnh: Internet).

Dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ

Đối với những người được bác sĩ cấp cứu kịp thời, việc nhận biết sớm đột quỵ có thể đẩy nhanh các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, gia tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

Dấu hiệu F.A.S.T

  • Liệt mặt (Face)
  • Liệt tay (Arm)
  • Rối loạn ngôn ngữ (Speech)
  • Thời gian (Time): ghi nhận thời điểm bệnh nhân phát bệnh cho bác sĩ và gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ F.A.S.T (Ảnh: Internet).

Dấu hiệu đột quỵ thần kinh trung ương

  • Liệt nửa người
  • Yếu liệt các cơ mặt
  • Cảm giác tê
  • Giảm cảm giác
  • Run và không tự chủ hành động

Đột quỵ thân não

  • Suy giảm các giác quan
  • Sụp mí mắt
  • Giảm phản xạ với ánh sáng, khó nuốt
  • Mất thăng bằng
  • Rối loạn nhịp tim, nhịp thở
  • Không thể lè lưỡi, xoay đầu

Đột quỵ vỏ não

  • Không thể nghe, nói, đọc, viết
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Giảm trí nhớ
  • Lú lẫn, hành vi bất thường

Đột quỵ tiểu não

  • Mất thăng bằng
  • Rối loạn cử chỉ, hành động

Khuôn mặt của người bị đột quỵ có sự bất đối xứng hai bên (Ảnh: Internet).

Các triệu chứng khác

  • Đau đầu dữ dội một cách đột ngột là biểu hiện của xuất huyết khoang dưới nhện
  • Suy giảm ý thức hoặc hôn mê, thường kèm theo đau đầu, buồn nôn và nôn là dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, thường bị nhầm lẫn với các dấu hiệu trên, xảy ra 48 đến 72 giờ sau đột quỵ thiếu máu não diện rộng và sớm hơn trong đột quỵ chảy máu não, có thể khiến bác sĩ bỏ qua cơ hội cứu bệnh nhân dẫn đến thoát vị não và tử vong.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đột quỵ (Ảnh: Internet).

Đột quỵ do bệnh nền

  • Huyết áp cao
  • Xơ vữa động mạch
  • Bệnh trầm cảm
  • Bệnh tim
  • Rối loạn mỡ máu
  • Đái tháo đường
  • Kháng insulin
  • Tăng cholesterol máu
  • Thông liên nhĩ
  • Hẹp động mạch cảnh
  • Đáy não bị nghẽn

Người sống không điều độ có nguy cơ bị đột quỵ (Ảnh: Internet)

Đột quỵ do lối sống

  • Béo phì
  • Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia
  • Ít tập thể dục
  • Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ (bò, heo)
  • Sử dụng liên tục chất gây nghiện: cocaine (cà phê), amphetamines (thuốc lắc)

Các yếu tố nguy cơ khác

  • Từng đột quỵ nhiều lần
  • Tuổi già
  • Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ nhiều lần.

    Hiểu rõ các nguyên nhân gây đột quỵ giúp chúng ta phòng tránh hiệu quả hơn (Ảnh: Internet).

Sơ cứu người bị đột quỵ

Bệnh nhân bị đột quỵ cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị thích hợp. Đối với người bị tai biến, thời gian “vàng” (khoảng thời gian tối ưu để xử trí sau khi bệnh khởi phát) là 4,5 giờ, “kim cương” là 30 phút để xử lý thật nhanh mạch máu bị tắc hoặc vỡ, tránh được biến chứng liệt toàn thân, bại não,…

Hồi sức tim phổi khi thấy bệnh nhân ngừng thở (Ảnh: Internet).

  • Giữ bệnh nhân tỉnh táo bằng cách hỏi han và liên tục quan sát.
  • Nếu bệnh nhân tỉnh táo: đỡ bệnh nhân nằm thẳng, không gian thoáng, gọi cấp cứu.
  • Nếu bệnh nhân bất tỉnh: kiểm tra hơi thở, nếu ngừng thở hãy áp dụng hồi sức tim phổi (CPR) trong 3 phút.
  • Kiểm tra nhịp tim và huyết áp.
  • Tuyệt đối không xê dịch bệnh nhân, không cho uống thuốc, không cho ăn uống.
  • Gọi cấp cứu ngay lập tức.

    Xử trí đúng cách tại chỗ sẽ giúp tăng khả năng điều trị đột quỵ thành công (Ảnh: Internet).

Phòng tránh đột quỵ như thế nào?

Đối với bệnh lý nguy hiểm và cấp cứu như đột quỵ, việc phòng tránh ngay từ đầu là cực kỳ quan trọng chứ không phải chờ đến lúc xảy ra mới xử trí. Tuy không thể ngăn ngừa hoàn toàn khả năng mắc bệnh nhưng một số thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn giảm nguy cơ gặp phải căn bệnh đáng sợ này.

Lối sống và thói quen sinh hoạt là yếu tố then chốt để phòng ngừa đột quỵ (Ảnh: Internet).

  • Sống tích cực
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, thịt gà và cá
  • Giảm ăn thịt đỏ (heo, bò) hoặc thức ăn có nhiều dầu mỡ
  • Bỏ hút thuốc và rượu bia

Sống tích cực, tập thể dục thường xuyên để phòng tránh đột quỵ (Ảnh: Internet).

Đột quỵ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với tất cả mọi người, diễn tiến rất nhanh và có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu đúng cách kịp thời. Bài viết này hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết để phòng ngừa và xử trí đột quỵ, chúc bạn luôn mạnh khỏe và tràn đầy niềm vui!

Động kinh: bệnh lí nguy hiểm cần phải biết!

Đột quỵ: Dấu hiệu nhận biết và sơ cứu ban đầu

Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *