Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế có đến 70% người Việt nhiễm vi khuẩn HP ở đủ mọi độ tuổi. Thông thường những vi khuẩn khiến nhiều người nhiễm bệnh có tốc độ lây lan cao và rất nguy hiểm với con người. Vậy vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhé!
Vi khuẩn HP là gì ?
Vi khuẩn HP có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter pylori, vốn trú ngụ và sinh sống trong dạ dày con người. Vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra enzyme giúp trung hòa axit dạ dày. Vì vậy, cách sống này sẽ cản trở sự sản xuất chất nhầy, khiến thành dạ dày bị mất lớp bảo vệ gây nên các bệnh về dạ dày.
Vi khuẩn HP có lây không ?
Vi khuẩn HP có khả năng lây từ người bị nhiễm sang người lành. Tuy nhiên, trong quá trình lây lan lại ít có triệu chứng dễ nhận biết nên người lành không biết họ đã bị nhiễm vi khuẩn.
1. Vi khuẩn HP lây qua đường miệng-miệng
Không chỉ xuất hiện ở niêm mạc dạ dày của người bệnh, loại vi khuẩn này còn được phát hiện “có dấu vết” ở cả miệng, lưỡi và răng. Vì thế, con đường miệng – miệng chính là con đường lây lan vi khuẩn HP nhanh nhất.
Người lành sẽ tiếp xúc trực tiếp nước bọt hoặc dịch tiêu hóa của người bệnh. Vì vậy, nếu một thành viên trong gia đình nhiễm vi khuẩn HP, rất có nguy cơ các thành viên khác cũng sẽ mắc phải loại vi khuẩn này.
2. Vi khuẩn HP lây lan bằng đường dạ dày-dạ dày
Việc vi khuẩn HP lây lan là điều không ai muốn. Trong y tế, để tránh việc vi khuẩn lây sang người khác, người ta luôn diệt khuẩn và tiệt trùng các thiết bị y tế để đảm bảo chúng được sạch sẽ nhất cho bệnh nhân tiếp theo.
Các dụng cụ y tế giúp nội soi dạ dày, soi tai mũi họng,… khi không được vệ sinh sạch cũng sẽ khiến bạn vô tình nhiễm vi khuẩn HP.
3. Vi khuẩn HP lây lan qua đường phân-miệng
Vi khuẩn HP được đào thải qua phân. Nếu như bạn không vệ sinh cẩn thận sẽ khiến chúng bám lên tay và có thể lây lan cho nhiều người khác. Ngoài ra các loại côn trùng như ruồi, muỗi,… cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng lây lan vi khuẩn HP.
Vi khuẩn HP liệu có nguy hiểm?
Đây là nỗi trăn trở mà nhiều bệnh nhân thắc mắc khi họ nhận thấy vi khuẩn này xuất hiện ở đủ mọi độ tuổi và tỷ lệ người nhiễm quá cao. Và câu trả lời là “có”.
Vi khuẩn HP có nguy hiểm hay không cũng dựa vào nhiều yếu tố cấu thành. Tuy nhiên tốc độ lây lan của nó không cao nếu bạn và người thân rèn luyện thói quen ăn uống vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra còn có các nhân tố ảnh hưởng đến tần suất mắc loại vi khuẩn này là lứa tuổi, chế độ sống, lối sinh hoạt hằng ngày,… Đối tượng thường mắc phải nhiều nhất là trẻ em, khi nhiều gia đình hiện nay thường mớm cơm cho trẻ làm trẻ dễ tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người nhiễm bệnh.
Vi khuẩn HP gây ra những bệnh gì?
Viêm niêm mạc dạ dày
Bệnh viêm niêm mạc dạ dày chính là bệnh phổ biến nhất với người bị nhiễm vi khuẩn HP. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường có các triệu chứng khá giống với các bệnh lý thông thường khác như buồn nôn, chán ăn,… Nhưng khi bệnh đã mãn tính, sẽ rất dễ nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là có thể gây ung thư.
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Vi khuẩn HP ảnh hưởng đến chất nhầy của niêm mạc dạ dày tá tràng và kích thích tiết nhiều dịch axit. Vì thế, khi niêm mạc bị tổn thương sẽ dễ gây ra các vết loét dạ dày.
Ung thư dạ dày
Theo Bộ Y Tế, ung thư dạ dày là biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng và có liên quan đến vi khuẩn HP. Quá trình hoạt động của vi khuẩn này gây hại đến các DNA của các tế bào dẫn đến hình thành các tế bào ung thư nguy hiểm.
Lời khuyên
Dù vi khuẩn HP có tính nguy hiểm cao với sức khỏe con người nhưng không có nghĩa là bạn không thể ngăn chặn sự lây lan của nó. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa nhiễm vi khuẩn với những lưu ý sau:
- Nên giữ vệ sinh nhà cửa cũng như rèn luyện thói quen ăn uống sạch sẽ.
- Trong quá trình ăn uống, không nên chấm chung chén nước chấm, không dùng chung đũa hoặc nên chuẩn bị đôi đũa riêng để gắp thức ăn.
- Nên ăn đầy đủ bữa ăn, tuyệt đối không được bỏ bữa và không nên ăn quá no.
- Rèn luyện sức khỏe thường xuyên
- Tránh dùng rượu bia, chất kích thích.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác trên Kinhnghiem360.edu.vn như:
6 triệu chứng đau dạ dày cần nhận biết để phát hiện bệnh sớm
Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì?
Viêm loét dạ dày nên kiêng ăn gì?
Mình hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp các bạn có thêm các kiến thức cụ thể và chi tiết về vi khuẩn HP có nguy hiểm hay không? Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cùng có cho mình những kiến thức bổ ích khác nhé!