Tủ lạnh vốn được coi như chiếc tủ “thần kỳ” để bảo quản thực phẩm, từ thịt, cá, trứng, sữa… đến rau củ quả đều có thể giữ được lâu khi cất trong tủ lạnh. Tuy nhiên có những loại thực phẩm để ở nhiệt độ phòng lại tốt hơn. Cùng theo dõi bài viết 8 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh để xem đó là những loại nào nhé!
1. Cà chua
Những trái cà chua chín mọng khi để trong tủ lạnh sẽ khiến cho vỏ của chúng trở nên nhăn nheo, quả khô dần, mất nước và khi cắt thái không còn được nguyên miếng tươi ngon như ban đầu nữa. Ngoài ra, với nhiệt độ thấp hơn 12 độ C, các chất dinh dưỡng có trong cà chua cũng bị mất đi đáng kể. Chính vì thế không nên để cà chua quá lâu trong tủ lạnh đâu nhé!
2. Dưa chuột (dưa leo)
Dưa chuột khi để lâu trong nhiệt độ thấp của tủ lạnh sẽ nhanh bị héo và hỏng. Lúc này hương vị của chúng trở nên xốp, cứng và hầu như không còn chất dinh dưỡng. Bạn chỉ nên để dưa chuột từ 1 đến 2 ngày trong tủ và tốt nhất nên ăn liền để đảm bảo độ tươi ngon của loại quả này nhé.
3. Hành tây
Hành tây là một trong những loại thực phẩm “anti” tủ lạnh. Một củ hành tây để trong nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp sẽ tươi lâu hơn một củ hành tây để trong tủ lạnh.
Một lý do nữa ảnh hưởng đến sức khỏe khiến chúng ta nên dừng ngay việc bảo quản hành tây trong tủ lạnh, đó chính là mùi của hành tây sẽ khiến cho các loại thực phẩm khác bị nhiễm mùi. Hơn nữa những lát hành tươi giòn sẽ trở nên cứng và không giữ được nguyên chất dinh dưỡng như ban đầu nữa.
4. Khoai tây
Nhiệt độ thấp của tủ lạnh tác động trực tiếp đến chất lượng dinh dưỡng của khoai tây. Khi gặp gặp nhiệt độ thấp trong thời gian dài, tinh bột trong khoai tây sẽ chuyển hóa thành đường, củ khoai cũng trở nên cứng và sượng hơn rất nhiều. Lúc này nếu chế biến thì lượng dưỡng chất bạn nạp vào nhiều nhất là đường, khiến bạn càng ăn càng béo và có nguy cơ tăng đường huyết.
Tốt nhất hãy bảo quản khoai tây trong nhiệt độ phòng và hạn chế ánh sáng trực tiếp để chúng luôn tươi ngon và bổ dưỡng nhé!
5. Chuối
Nếu để ý bạn sẽ thấy, chuối để trong ngăn mát tủ lạnh rất nhanh bị thâm, quả chuối mềm nhũn và khi ăn không có vị tươi ngon như lúc đầu. Nhiệt độ lạnh không giúp bảo quản chuối tốt hơn nhiệt độ phòng mà thậm chí khiến chúng nhanh hỏng hơn rất nhiều.
6. Mật ong
Bản thân mật ong có đặc tính “thần kỳ” khi có thể để ở nhiệt độ thường rất lâu mà không bị hỏng và vẫn giữ nguyên được hương vị. Nhiều người “cẩn thận” cất mật ong vào tủ lạnh để bảo quản, nhưng hành động này lại khiến mật ong bị kết tinh trở nên sần sùi, không còn sánh mịn như ban đầu và không sử dụng được nữa.
Với mật ong, bạn chỉ cần đậy thật kín và để ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng trực tiếp nhé!
7. Socola
Đa số chúng ta thường nghĩ socola gặp nhiệt độ cao sẽ tan chảy, nên cho chúng vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn. Tuy nhiên khi để trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp và độ ẩm cao dễ khiến socola xuất hiện lớp màng trắng mỏng trên bề mặt. Lúc này hương vị và kết cấu của socola sẽ không còn được nguyên vẹn nữa, thậm chí còn có nguy cơ sinh ra vi khuẩn hoặc nhiễm vi khuẩn từ các loại thực phẩm tươi sống khác bảo quản chung trong tủ.
8. Giăm bông, thịt hun khói
Các loại thịt tươi sống bảo quản tủ lạnh sẽ giúp kéo dài được độ tươi ngon và hương vị. Tuy nhiên với những thực phẩm đã qua chế biến như giăm bông, thịt hun khói… thì nhiệt độ lạnh sẽ khiến chúng có vị chua và nhanh hỏng hơn bình thường. Vì vậy hãy cố gắng sử dụng hết lượng giăm bông, thịt hun khói trong bữa ăn, tránh để trong tủ lạnh làm mất đi giá trị dinh dưỡng và hương vị nhé.
Bí quyết để trở thành người nội trợ giỏi quả thật không khó đúng không nào. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ không cố gắng nhét hết mọi thứ vào tủ lạnh nữa mà sẽ cân nhắc chọn lựa những loại thực phẩm thích hợp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết. Đừng quên thường xuyên theo dõi và chia sẻ thật nhiều những kinh nghiệm hữu ích với các độc giả của Kinhnghiem360.edu.vn nhé!