Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam. Với điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, hàng năm ở Việt Nam có hàng ngàn ca bệnh sốt xuất huyết. Hãy cũng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu cách chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà sao cho an toàn và hiệu quả nhé!
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là do nhiễm virus Dengune. Muỗi vằn (Aedes aegypti) là trung gian gây bệnh chính của bệnh sốt xuất huyết. Thông qua vết đốt của loài muỗi này, virus gây bệnh có thể truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Chỉ có loài muỗi vằn cái mới có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết?
Ở nước ta, bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và đỉnh điểm bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa (tháng 7 đến tháng 11 hàng năm) vì lúc này là thời điểm thích hợp để loài muỗi vằn phát triển mạnh. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nhưng trẻ em dưới 15 tuổi là dễ bị mắc bệnh hơn cả.
Một người có thể bị lại bệnh sốt xuất huyết không?
Như đã trình bày ở trên, bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra. Virus Dengue này có 4 type là Dengue virus 1, 2, 3 và 4. Khi một người mắc bệnh sốt xuất huyết, trong cơ thể sẽ có kháng thể kháng virus tương ứng với type virus mắc phải và người bệnh vẫn có thể tiếp tục mắc bệnh với type virus Dengue khác. Vì vậy một người vẫn có thể mắc bệnh sốt xuất huyết đến bốn lần trong đời.
Triệu chứng của người mắc bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết có nhiều mức độ bệnh khác nhau vì thế triệu chứng bệnh cũng khác nhau, nhưng nhìn chung người bệnh sốt xuất huyết sẽ có một số triệu chứng cơ bản sau đây:
- Sốt cao một cách đột ngột (có thể trên 40ºC), kéo dài liên tục từ 2 đến 7 ngày, khó hạ sốt.
- Trên da xuất hiện các vết phát ban, vết nhỏ li ti, trải dài khắp cơ thể.
- Cảm thấy ăn không ngon, buồn nôn, ói mửa.
- Có thể bị chảy máu nướu răng răng, chảy máu ở mũi…
- Cơ thể đau nhức, đặc biệt ở các cơ, khớp, vùng sau hốc mắt.
- Đau đầu.
Sốt cao một cách đột ngột là một triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết (Nguồn: Internet).
Chăm sóc và điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết tại nhà như thế nào?
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
- Cho bệnh nhân mặc các loại quần áo thoáng mát. Không trùm kín bệnh nhân.
- Khi bệnh nhân có sốt có thể dùng thuốc hạ sốt Paracetamol (Hapacol, Panadol, Efferalgan…) để giảm đau hạ sốt cho bệnh nhân. Liều dùng thuốc dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất, thông thường liều cho người lớn là 325 – 650 mg/4-6 giờ ( tối đa không được vượt quá 4g/ngày), liều cho trẻ em dưới 12 tuổi sẽ tính theo cân nặng của trẻ, thường từ 10-15 mg/kg/lần mỗi 4 – 6 giờ ( liều tối đa không vượt quá liều dùng cho người lớn).
- Lưu ý: không tự tiện dùng các thuốc hạ sốt nhóm NSAID như aspirin, ibuprofen… để giảm sốt cho bệnh nhân vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết của bệnh nhân, gây loét dạ dày.
- Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước (nước sôi để nguội,nước trái cây, nước oresol…). Không tự ý truyền dịch cho bệnh nhân vì có thể gây phù, làm trầm trọng tình trạng chảy máu của bệnh nhân.
- Chườm mát ở trán, nách và bẹn. Lau người toàn thân bằng nước ấm để quá trình tỏa nhiệt của bệnh nhân xảy ra nhanh hơn.
Cho bệnh nhân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt (Nguồn: Internet).
Dinh dưỡng cho người bị bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Các thức ăn nên dùng
- Tăng cường các loại thức ăn chứa nhiều đạm như thịt, cá, sữa…
- Nên dùng thức ăn dạng lỏng như cháo, soup loãng để giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.
- Có thể dùng các loại nước ép trái cây, sữa để vừa có thể bổ sung nước, vừa có thể bổ sung vitamin, khoáng chất và năng lượng cho người bệnh.
Bổ sung thêm thức ăn nhiều đạm (Nguồn: Internet).
Các thức ăn cần tránh
- Đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Các loại nước ngọt có ga, đồ uống quá nhiều đường vì sẽ làm bạch cầu diệt virus trở nên chậm chạp hơn, làm thời gian khỏi bệnh bị kéo dài hơn.
- Người bệnh cũng tạm thời nên ngừng việc uống cà phê, rượu bia và hút thuốc lá.
Hạn chế ăn đồ ăn dầu mỡ, nước ngọt có ga (Nguồn: Internet).
Khi nào bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết cần phải nhập viện?
Thông thường bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết có thể tự hồi phục sau một tuần điều trị, nhưng nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sau đây, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở chăm sóc y tế để có thể theo dõi và điều trị kịp thời:
- Bệnh nhân trở nên mệt mỏi, vật vã, ngủ li bì, dễ bị cáu kỉnh, hoảng hốt.
- Tình trạng xuất huyết của bệnh nhân trở nên nặng hơn: xuất huyết dưới da, tình trạng chảy máu mũi, máu chân răng diễn ra liên tục và khó cầm, xuất huyết tiêu hóa (đi cầu phân đen, ói ra máu). Đặc biệt ở các bệnh nhân nữ bị rong kinh nặng, một cách bất thường.
- Đau quặng bụng dữ dội.
- Bị nôn nhiều (trên 3 lần trong ngày).
Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nếu bệnh nhân bỗng đau bụng dữ dội (Nguồn: Internet).
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Do muỗi là trung gian truyền bệnh nên cách hiệu quả nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết là tránh để muỗi đốt. Đồng thời tiệt diệt các âu trùng của mũi (lăng quăng/bọ ngậy) từ sớm cũng là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
Diệt trừ lăng quăng/bọ ngậy bằng các biện pháp sau
- Đậy kín các dụng cụ chứa nước để tránh việc muỗi đẻ trứng vào.
- Thường xuyên phát quang, chặt bớt các bụi cây, bụi cỏ rậm rạp quanh nhà.
- Kiêm tra, dọn dẹp các dụng cụ chứa nước sinh hoạt gia đình định kì 2 tuần/lần
- Kiểm tra, dọn dẹp thường xuyên môi trường xung quanh nhà bạn. Dọn dẹp các vật dụng bể, vỡ, các vật phế liệu có thể tồn đọng nước. Lật úp các dụng cụ chưa sử dụng tránh để muỗi có môi trường đẻ trứng.
- Bỏ muối hoặc dầu vào các chén kê chân tủ, thay nước thường xuyên cho các chậu hoa/bình bông.
Loại bỏ môi trường sống của lăng quăng, bộ ngậy (Nguồn: Internet).
Hạn chế việc muỗi đốt bằng cách
- Ngủ mùng kể cả ban ngày.
- Dùng các loại mùng, màn có tẩm hóa chất đuổi muỗi.
- Mặc quần dài, áo tay dài khi hoạt động ở nơi ẩm thấp,âm u, môi trường mà muỗi sinh sống.
- Dùng các loại bình xịt muỗi, kem chống muỗi, các hương liệu có khả năng đuổi muỗi. Bạn có thể tìm mua kem chống muỗi chất lượng, tại đây.
- Người bị bệnh sốt xuất huyết nên nằm trong mùng/màn để hạn chế việc lây lan bệnh cho người khác.
Phối hợp tích cực với chính quyền địa phương vào các đợt phun xịt khử muỗi ở cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở nước ta, thường xuất hiện theo mùa và có thể gây ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản về bệnh sốt xuất huyết để từ đó bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình thân yêu của bạn.
- Bệnh lang ben là bệnh gì ? Cách phòng ngừa và điều trị như thế nào?
- Nhìn lưỡi cũng đoán được bệnh? Lưỡi trắng, lưỡi đỏ, lưỡi đen là bệnh gì?
- Bàn tay cũng có thể cảnh báo bệnh tật: Hãy để ý những dấu hiệu này!
Hãy đón xem Kinhnghiem360.edu.vn mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị bạn nhé!