Ăn trúng thực phẩm bẩn thì buồn nôn là bình thường, nhưng còn có nguyên nhân nào khác khiến bạn bị “ọe” sau khi ăn? Tại sao có những bệnh tưởng như không liên quan tới tiêu hóa cũng có thể gây buồn nôn? Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn khám phá nhé!
Nhiều người dễ bị buồn nôn sau khi ăn quá no hoặc uống bia rượu, đó là chuyện bình thường. Nhưng nếu cảm giác buồn nôn xuất hiện thường xuyên sau khi ăn thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh từ nhẹ đến nặng. Vậy làm cách nào để nhận biết những nguyên nhân đó? Cách phòng tránh và điều trị như thế nào?
Hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động như thế nào?
Hệ tiêu hóa bao gồm nhiều cơ quan phối hợp cùng nhau để phân giải thức ăn và đồ uống mà chúng ta nạp vào, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể để sử dụng trong các hoạt động thường ngày hoặc tích trữ.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng, tại đó thức ăn được nghiền nhỏ để có thể nuốt được. Sau đó thức ăn sẽ đi theo thực quản xuống dạ dày và ruột. Dịch tiêu hóa trong các cơ quan này sẽ phân hủy thức ăn hoàn toàn thành các chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu, còn chất thải đi tới ruột già và cuối cùng bài tiết ra ngoài qua hậu môn.
Bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình tiêu hóa đều có thể gây cảm giác buồn nôn sau khi ăn.
Nguyên nhân gây buồn nôn sau khi ăn là gì?
Đa số nguyên nhân thường phát sinh từ dạ dà – nơi bắt đầu phân giải thức ăn một cách mạnh mẽ. Cơ thể sẽ phản ứng với tình trạng rối loạn bằng cách tống hết những chất có trong dạ dày ra ngoài, thường là nôn ói. Đôi khi màu sắc của chất nôn có thể gợi ý nguyên nhân, ví dụ màu vàng tươi hoặc xanh lá đậm có thể báo hiệu vấn đề ở ruột non.
Thay đổi hormone
Thay đổi hormone thường xảy ra trong thai kỳ gây cảm giác buồn nôn vào bất cứ lúc nào trong ngày, thường là buổi sáng. Một số bà bầu cảm thấy buồn nôn trước bữa ăn, trong khi những người khác bị buồn nôn ngay sau khi ăn, thậm chí có những người bị suốt cả ngày. Hiện tượng này thường bắt đầu từ tháng thứ 2 của thai kỳ. Buồn nôn khi mang thai không gây hại cho cả mẹ và bé, thường sẽ tự hết vào tháng thứ 4 của thai kỳ.
Nồng độ hormone tăng cao trong thai kỳ gây ra nhiều thay đổi ở hệ tiêu hóa và toàn bộ cơ thể, khiến cho thức ăn nằm lại trong dạ dày và ruột non lâu hơn. Có thể đây cũng là yếu tố góp phần tạo ra cảm giác buồn nôn sau khi ăn trong lúc mang thai.
Ngoài ra các hormone của thai kỳ có thể làm cho đoạn nối giữa thực quản và dạ dày bị giãn ra, do đó dễ bị trào ngược axit và có thể góp phần gây buồn nôn. Khứu giác của người phụ nữ trở nên nhạy bén hơn khi mang thai cũng có thể làm cho cảm giác buồn nôn trở nên tồi tệ hơn.
Thực phẩm bẩn
Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn do không nấu chín kỹ hoặc bảo quản không đúng cách, nếu ăn vào có thể gây ngộ độc. Đa số tác nhân gây ô nhiễm là vi khuẩn, một số ít là virus, cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi ăn.
Những loại virus nhiễm vào thực phẩm rất dễ lây lan và gây viêm dạ dày – ruột, biểu hiện triệu chứng như:
- Sốt
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy
- Đau bụng và co thắt
Không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng
Một số người mắc chứng không dung nạp thực phẩm, tức là cơ thể khó tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định nào đó. Hiện tượng này không liên quan đến hệ miễn dịch, có thể gây buồn nôn chậm vài giờ sau khi ăn.
Các loại thực phẩm mà nhiều người không dung nạp được là:
- Thực phẩm có chứa lactose như các sản phẩm từ sữa
- Thực phẩm chứa gluten như lúa mì
- Thực phẩm gây đầy hơi đường ruột, chẳng hạn như đậu hoặc bắp cải
Trong khi đó dị ứng thực phẩm là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng với các chất trong thực phẩm vì cho rằng đó là mối đe dọa với cơ thể. Buồn nôn do dị ứng có thể xảy ra rất nhanh, vài giây hoặc vài phút sau khi ăn, và thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như sưng mặt, sưng môi, khó thở, khó nuốt. Những phản ứng này được coi là trường hợp cấp cứu và phải được chăm sóc y tế càng nhanh càng tốt.
Các vấn đề về tiêu hóa
Buồn nôn sau khi ăn và các triệu chứng khác có thể xảy ra khi một cơ quan trong hệ tiêu hóa bị rối loạn, ví dụ:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng lớp cơ nối giữa thực quản và dạ dày không co thắt tốt, khiến cho axit từ dạ dày trào lên thực quản, gây cảm giác nóng rát ở ngực thường gọi là chứng ợ nóng và có thể là nguyên nhân gây buồn nôn sau khi ăn.
- Túi mật có nhiệm vụ giải phóng dịch mật để giúp phân giải chất béo trong thức ăn. Các bệnh về túi mật làm chất béo khó tiêu hóa và có thể gây buồn nôn sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ.
- Tuyến tụy tiết ra các protein và hormone cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Nếu tụy bị viêm có thể gây buồn nôn cùng với đau bụng và các triệu chứng đường ruột khác.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS) là rối loạn mãn tính có thể gây đầy hơi và chướng bụng, ở một số người cũng có thể làm buồn nôn sau khi ăn.
Bệnh của mạch máu
Buồn nôn sau khi ăn có thể là dấu hiệu của động mạch ở ruột bị hẹp, làm giảm lượng máu cung cấp cho ruột.
Buồn nôn sau khi ăn có thể đi kèm với những cơn đau bụng dữ dội là dấu hiệu của tình trạng được gọi là thiếu máu mạc treo mãn tính, có thể đột ngột trở nặng và đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào.
Đau nửa đầu (migraine)
Đau đầu migraine có thể gây buồn nôn, nôn sau khi ăn kèm theo đau bụng dữ dội và chóng mặt.
Bệnh tim mạch
Trong một số trường hợp, buồn nôn sau khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim.
Rối loạn tâm thần hoặc tâm lý
Chán ăn do tâm thần và chứng ăn uống vô độ là những rối loạn ăn uống phổ biến, biểu hiện đặc trưng là thói quen ăn uống bất thường. Chán ăn do tâm thần có thể gây buồn nôn do dư thừa axit trong dạ dày hoặc do quá đói, còn chứng ăn vô độ có thể gây buồn nôn sau khi ăn do cơ thể buộc phải tống bớt lượng thức ăn đã nạp vào.
Ngoài ra các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm hoặc stress nặng cũng có thể dẫn đến chán ăn và buồn nôn sau khi ăn.
Say tàu xe
Một số người rất nhạy cảm với chuyển động lắc lư khi đi tàu xe, dễ bị buồn nôn. Nếu ăn uống trước khi hoặc sau khi đi tàu xe có thể bị buồn nôn nhiều hơn nữa.
Dùng thuốc
Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp của nhiều loại thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc hóa trị ung thư. Cảm giác buồn nôn sẽ giảm bớt sau khi ngưng thuốc.
Làm sao nhận biết được nguyên nhân gây buồn nôn sau khi ăn?
Các triệu chứng khác xuất hiện kèm theo buồn nôn có thể gợi ý nguyên nhân gây ra nó:
Nguyên nhân | Triệu chứng |
Ngộ độc thức ăn |
|
Viêm dạ dày ruột do virus |
|
Không dung nạp thức ăn |
|
Dị ứng thức ăn |
|
GERD |
|
Bệnh của túi mật |
|
IBS |
|
Thiếu máu mạc treo |
|
Viêm tụy cấp |
|
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Đa số các trường hợp buồn nôn sau khi ăn không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu xảy ra liên tục hơn 5 ngày hoặc nếu một số triệu chứng nêu trên xuất hiện cùng nhau thì hãy đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Đặc biệt nếu buồn nôn sau khi ăn xảy ra ở trẻ em cần chú ý kỹ hơn, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nôn
- Trẻ trên 6 tháng tuổi bị nôn kèm với sốt trên 38,5°C
- Trẻ bị nôn kéo dài hơn 8 giờ
- Trẻ nôn ra máu
- Trẻ không đi tiểu hơn 8 giờ
- Trẻ buồn ngủ nhiều hơn thường ngày
- Trẻ bị đau bụng kéo dài hơn 2 giờ
- Trẻ bị đau đầu
Chẩn đoán nguyên nhân gây buồn nôn sau ăn như thế nào?
Vì có rất nhiều nguyên nhân như đã kể trên nên phải ghi lại chính xác thời gian bị buồn nôn và những loại thức ăn đã dùng trước đó để giúp bác sĩ chẩn đoán. Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, bác sĩ có thể cho làm thêm:
- Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu
- Test dị ứng da
- Nội soi đại tràng hoặc nội soi đường tiêu hóa trên
- Chụp CT hoặc MRI vùng bụng
Điều trị buồn nôn sau khi ăn như thế nào?
Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy theo nguyên nhân, ví dụ:
- Những người bị GERD hoặc ợ nóng có thể dùng thuốc ức chế tiết axit dạ dày hoặc thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn H. pylori.
- Người có cơ địa dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm nên tránh những loại đồ ăn thức uống gây khó chịu.
- Nếu bị nhiễm trùng tiêu hóa nên uống đủ nước và ăn đồ nhạt khi cảm giác buồn nôn đã giảm đi.
- Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn – như bệnh túi mật – có thể phải phẫu thuật.
Làm cách nào để phòng tránh và giảm bớt buồn nôn sau khi ăn?
Một số mẹo đơn giản có thể giúp tránh hiện tượng này:
- Luôn dùng thức ăn dễ tiêu như bánh quy, cơm trắng, bánh mì nướng, v.v.
- Dùng các sản phẩm từ gừng như nước gừng, kẹo gừng, nhai kẹo cao su hoặc ngậm bạc hà cũng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn
- Tránh dùng các sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm nhiều chất xơ
- Khi bị buồn nôn không nên ăn thêm bất kỳ thứ gì, chỉ uống nước nhưng thật ít cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn
- Chia các bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn nhiều trong một bữa
Trên đây là những điều cần lưu ý khi bị buồn nôn sau khi ăn. Đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào của cơ thể và hãy đi khám kịp thời để bảo vệ sức khỏe nhé!
Hãy đón xem Kinhnghiem360.edu.vn mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị bạn nhé!