Chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng mang lại rất nhiều lợi ích, trong khi chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Những triệu chứng này là cách cơ thể bạn cảnh báo về sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất tiềm ẩn, nhận biết sớm có thể giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Do đó, hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu những triệu chứng điển hình cho thấy bạn đang thiếu vitamin nhé!
1. Các mảng vảy và gàu trên da đầu
Viêm da tiết bã không gây hại nghiêm trọng cho cơ thể, kể cả ở da đầu. Biểu hiệncủa tình trạng này là da đỏ, khô, bong tróc, gàu, ngứa trên da đầu. Tuy đây là bệnh phổ biến nhưng hoàn toàn không lây và không phải lúc nào cũng do vệ sinh kém hoặc bị nhiễm trùng. Nếu bạn có da nhờn bẩm sinh thì nhiều khả năng sẽ mắc phải loại viêm da này.
Gàu và viêm da tiết bã có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chế độ ăn uống không khoa học và thiếu các chất dinh dưỡng như kẽm, vitamin B3, vitamin B2 hoặc vitamin B6 là một trong số đó.
2. Nổi mụn đỏ hoặc trắng trên da
Keratosis pilaris (tạm dịch: dày sừng nang lông) là một tình trạng gây ra hiện tượng như nổi da gà ở các bộ phận trên cơ thể như má, đùi, cánh tay. Nó xuất hiện ở khoảng 50-70% thanh thiếu niên. Keratosis pilaris có liên quan đến các bệnh ngoài da khác như bệnh chàm dị ứng và bệnh mụn thịt. Tình trạng này xảy ra do sự sừng hóa bất thường của lớp niêm mạc phần trên thuộc nang lông, làm cho chất sừng lấp đầy nang lông.
Keratosis pilaris có thể liên quan đến yếu tố di truyền, tức là một người có thể có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn nếu có thành viên trong gia đình đã từng mắc phải. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng được phát hiện ở những người ăn uống thiếu vitamin A và C.
3. Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên (RLS) có nguyên nhân do rối loạn thần kinh ở phần chân, khiến lúc nào bạn cũng cảm thấy cảm giác bứt rứt khó chịu, muốn đứng lên và vận động phần chân, kể cả lúc ngủ hay lúc thư giãn, nghỉ ngơi.
Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ của Mỹ, phụ nữ có nguy cơ gặp phải RLS cao gấp đôi. Có đến 10% người dân Mỹ mắc tình trạng này. Nghiên cứu đồng thời cho thấy có mối liên hệ giữa các triệu chứng của RLS và nồng độ sắt trong máu. Các nhà khoa học đặc biệt lưu ý rằng các triệu chứng thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai – thời gian mà mức độ sắt của phụ nữ thường giảm xuống.
Vì lượng sắt trong máu cao hơn có thể làm giảm các triệu chứng nên việc tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như các loại đậu, rau lá xanh đậm, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt, gia cầm và cá có thể giúp tránh tình trạng này.
4. Cảm giác bỏng rát ở bàn chân hoặc lưỡi
Patricia Graham – bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ) khuyên rằng những ai đang trải qua cảm giác này cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, bởi đây là một tình trạng đáng báo động. Có thể bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra lượng vitamin B12 trong cơ thể. Các vấn đề đi kèm có thể bao gồm táo bón và khô da.
Nhiều tình trạng bệnh lý có thể gây cảm giác bỏng rát ở bàn chân, trong đó bệnh tiểu đường là phổ biến nhất. Đây thường là cảm giác “châm chích” tạm thời, nguyên nhân do áp lực đè lên các dây thần kinh ở chân. Một khi áp lực đó được giải tỏa, cảm giác khó chịu sẽ biến mất.
5. Viêm loét miệng
Ung thư miệng có biểu hiện ban đầu như một khối u hoặc vết loét trong miệng. Khoảng 50.000 người ở Mỹ được chẩn đoán ung thư miệng mỗi năm, 70% trong số đó là nam giới. Ung thư miệng bao gồm ung thư môi, lưỡi, má, sàn miệng, vòm miệng cứng và mềm. Bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.
Hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích sẽ gây ra tình trạng này. Ngoài việc bỏ rượu bia và thuốc lá, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin B1, B2 hoặc B6 vào bữa ăn để giảm nhẹ tình trạng bệnh.
6. Thị lực suy giảm
Nếu bạn không bổ sung đủ vitamin A, khả năng nhìn ban đêm và độ sắc nét của thị giác có thể kém đi theo thời gian. Bác sĩ Graham nói: “Thiếu vitamin A khiến giác mạc bị khô, làm cho mắt bị đục và có thể dẫn đến giảm thị lực. Ngoài ra, nó còn làm hỏng võng mạc của bạn.” Nếu bạn nhận thấy những thay đổi trong thị lực của mình, hãy lên lịch khám với bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt của bạn.
Qua bài viết này, Kinhnghiem360.edu.vn hy vọng bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc chăm chút khía cạnh dinh dưỡng cho từng bữa ăn.
- Vitamin A là gì? Tác dụng và cách bổ sung Vitamin A khoa học
- Viêm da cơ địa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí khoa học
- Hãy bổ sung những loại thực phẩm mà bạn nên ăn mỗi ngày này để cơ thể khỏe mạnh toàn diện, phòng tránh bệnh tật
- 7 cách tăng thị lực cho mắt hiệu quả và an toàn không cần phẫu thuật
Và đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác!
Nguồn: Healthline, Everydayhealth, Rush