Chăm sóc sức khỏe là một chủ đề luôn được quan tâm bởi rất nhiều người, đặc biệt trong cuộc sống với sự hối hả và nhộn nhịp bao trùm hiện nay. Các phương tiện truyền thông có rất nhiều thông tin đa dạng xoay quanh chủ đề này. Nhưng bạn đã bao giờ nắm được chính xác định nghĩa của khái niệm sức khỏe chưa? Sức khỏe là gì? Việc phân loại các nhóm sức khỏe được thực hiện dựa trên những đặc tính nào? Chúng khác nhau ra sao? Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này nhé!
Sức khỏe là gì?
Xét theo định nghĩa như từ điển Cambridge và Merriam-Webster đề xuất, cụm từ “sức khỏe” đề cập đến trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh, cụ thể hơn là về mặt tinh thần và thể chất ở con người.
Sức khỏe tốt là điều kiện tiên quyết để giảm thiểu căng thẳng, sống lâu hơn và đồng thời cơ thể bạn sẽ trở nên năng động hơn. Trong khi đó chi phí khám chữa bệnh ở nhiều nơi trên thế giới lại rất đắt đỏ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC), chi phí chăm sóc sức khỏe ở Mỹ là 3,5 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên người dân nước này thực chất có tuổi thọ thấp hơn so với người dân ở các nước phát triển khác. Điều này là do nhiều yếu tố, bao gồm khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lựa chọn lối sống.
Có 5 khía cạnh chính của sức khỏe cá nhân: thể chất, tình cảm, xã hội, tinh thần và trí tuệ. Để được nhìn nhận là sở hữu sức khỏe tốt, không một lĩnh vực nào trong số này được phép bỏ qua.
Một điều tuyệt vời về cuộc sống là tính duy nhất của nó đối với mỗi cá nhân. Tất cả chúng ta đều trải qua những thăng trầm, nhưng mỗi cá thể lại phản ứng với những khía cạnh trong cuộc sống theo cách không hề giống nhau.
Trong công cuộc tìm kiếm sự cân bằng ở cuộc sống, việc nắm được rõ tình trạng của những khía cạnh nói trên sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cách chúng ta đã sống cho tới nay. Đây là bước quan trọng để xác định những điều tích cực và tiêu cực đang diễn ra trong đời sống hàng ngày của bạn.
Phân loại các nhóm sức khỏe
1. Sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tâm trí đề cập đến nhận thức, hành vi và tình cảm. Đó là về cách mà mọi người suy nghĩ, cảm nhận và cư xử. Đôi khi, người ta sử dụng thuật ngữ “sức khỏe tâm trí” để chỉ sự không có các vấn đề rối loạn tâm thần.
2. Sức khỏe cảm xúc
Sức khỏe cảm xúc nói đến khả năng xáo trộn cảm xúc của chúng ta, cả mặt tiêu cực lẫn tích cực. WebMD chỉ ra rằng những người khỏe mạnh về mặt cảm xúc rất giỏi trong việc thừa nhận cảm giác của họ đối với những điều họ cảm thấy khó chịu. Cơ chế đối phó như vậy mở đường cho những hành động quyết định có thể mang lại lợi ích cho bản thân và những người khác.
3. Sức khỏe xã hội
Sức khỏe xã hội liên quan đến khả năng của chúng ta để tạo ra các mối quan hệ với những người khác và tích cực làm việc cùng với họ. Không chỉ vậy, nó còn liên quan đến cách bạn kết nối với mọi người xung quanh, thích nghi với các tình huống xã hội và cảm thấy sự hòa nhập xã hội hiện hữu.
Trong nghiên cứu Các mối quan hệ xã hội và sức khỏe của Umberson và Montez, những người ít tham gia vào hoạt động xã hội được cho rằng sẽ dễ mắc các vấn đề về sức khỏe hơn so với những người khác. Vì vậy, khía cạnh này nên được coi trọng vì nó là một phần không thể tách rời thuộc sức khỏe tổng thể của chúng ta.
4. Sức khỏe tâm linh
Sức khỏe tâm linh có mối liên hệ sâu sắc với tất cả 4 khía cạnh còn lại của sức khỏe tổng thể. Nó đề cập đến các nguyên tắc đạo đức dựa trên niềm tin, văn hóa và truyền thống của mỗi cá nhân chúng ta. Một người khỏe mạnh về mặt tâm linh sẽ hành động phù hợp với các yếu tố đã nêu ở trên.
5. Sức khỏe thể chất
Sức khỏe thể chất liên quan tới khả năng thể chất của chúng ta, từ lối sống lành mạnh đến độ dẻo dai của cơ thể. Thông thường, nó được mô tả là khả năng của chúng ta để duy trì hoặc phát triển chức năng tim, sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt và cấu tạo cơ thể. Vì khía cạnh này đã quá đỗi quen thuộc nên chúng ta đều biết rằng tập thể dục thường xuyên và cân bằng chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là những yếu tố chính góp phần tạo nên sức khỏe thể chất tốt.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- 9 thói quen tưởng như lành mạnh nhưng thực ra lại không tốt cho sức khỏe
- Tập thể dục thời điểm nào là tốt nhất? Nên tập buổi sáng hay tập buổi chiều?
- 7 nguyên nhân tưởng là vô hại nhưng khiến thận của bạn suy yếu mỗi ngày và dễ mắc bệnh thận
Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Nguồn: Roger Williams University, MedicalNewsToday, QureAlkalineWater