Hẳn bạn đã biết một sự thật nổi tiếng là phụ nữ vẫn có thể mang thai trong thời kì kinh nguyệt, nhưng ngoài điều đó ra vẫn còn có rất nhiều điều khác cần tìm hiểu về cơ thể trong chu kì này. Chu kì kinh nguyệt là một quá trình điều chỉnh cơ thể rất phức tạp của phụ nữ và chắc chắn rằng nó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu xem 6 điều xảy ra với cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt đó là gì nhé!
1. Hồi hải mã to hơn trong kì kinh nguyệt
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi lượng estrogen tăng lên, hồi hải mã trong não người sẽ phát triển về kích thước và những thay đổi này thực sự có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của phụ nữ. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng trong một số giai đoạn nhất định của chu kì kinh nguyệt, phụ nữ sẽ dễ tiếp nhận những thay đổi trong hành vi của họ hơn rất nhiều. Điều này giúp các bác sĩ tìm ra thời điểm thích hợp để trị liệu các chứng bệnh liên quan đến cảm xúc, ví dụ như chứng Rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt.
2. Nội tiết tố ảnh hưởng đến cơ thể khác nhau theo từng tuần
Nội tiết tố đóng một vai trò rất lớn trong cơ thể của bạn. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt trông như thế này:
- Tuần đầu tiên, mức độ estrogen bắt đầu tăng lên khiến bạn cảm thấy vui vẻ dễ chịu.
- Tuần thứ hai, bạn có tâm trạng tốt nhất và mức testosterone tăng lên trong thời gian ngắn. Bạn có thể cảm thấy muốn thân mật hơn với người yêu/chồng mình.
- Tuần thứ ba, mức độ estrogen giảm đột ngột và progesterone tăng lên. Bạn sẽ cảm thấy tâm trạng thay đổi thất thường và chán nản.
- Tuần thứ tư, estrogen và progesterone giảm, và một số phụ nữ bắt đầu bị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
3. Đau bụng kinh có thể thay đổi cấu trúc não
Các nhà nghiên cứu nói rằng đau bụng kinh có thể kéo dài đến 72 giờ và gây ảnh hưởng tới 20% đến 90% trẻ em gái vị thành niên. Một nghiên cứu khác cho thấy các vùng não liên quan đến quá trình truyền dẫn, xử lý cảm giác cấp cao hơn và điều chỉnh chức năng nội tiết ở những phụ nữ bị đau bụng kinh đều bị giảm khối lượng. Nếu bạn cảm thấy mình bắt đầu làm việc/học tập kém hiệu quả hơn thì lý do rất có thể là chứng đau bụng kinh.
4. Cơn đau bụng kinh có thể thay đổi vị trí
Cơn đau bụng kinh có thể di chuyển tới những vùng khác trong cơ thể chứ không nhất thiết chỉ tồn tại ở bụng. Đôi khi bạn có thể cảm thấy bị chuột rút ở chân vì vùng xương chậu được cấu tạo bởi một mạng lưới các dây thần kinh và khi cơn đau xảy ra, các khu vực khác có liên quan như chân, lưng dưới và mông cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Hơn nữa, việc mất các khoáng chất cần thiết trong chu kì kinh nguyệt (như sắt, magiê và kali) khiến cơ thể suy kiệt và cơ bắp sẽ phản ứng lại bằng cách co thắt hoặc chuột rút.
5. Chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến giọng nói
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong kì kinh nguyệt, bạn có thể gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt với các triệu chứng như mất giọng và giảm khả năng hát. Dây thanh bị khô cũng khiến việc kiểm soát độ rung khi hát khó khăn hơn.
6. Kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn khi trời lạnh
Theo các bác sĩ, phụ nữ thường phàn nàn về việc kinh nguyệt của họ trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông. Thời tiết lạnh có thể ảnh hưởng đến độ dài của chu kì, rõ ràng nhất là khi vào mùa hè, chu kì kinh nguyệt sẽ ngắn hơn mùa đông tới gần 1 ngày.