Phần lớn chúng ta cho rằng khi làm việc gì đó liên tục trong vòng 21 ngày thì nó sẽ trở thành thói quen, nhưng các nhà khoa học lại nói không có mốc thời gian cố định nào cho việc này cả. Nhưng có những thói quen có hại mà chúng ta cần loại bỏ khỏi cuộc sống hàng ngày ngay lập tức mà không cần chờ tới 21 ngày. hãy cùng BogAnChoi tìm hiểu về 9 thói quen hàng ngày có nhiều tác hại hơn ích lợi cho sức khỏe của chúng ta.
1. Sử dụng đồng hồ báo thức
Tiếng ồn ào từ đồng hồ báo thức khiến bạn thức dậy đột ngột có thể gây hại cho tim, làm tăng huyết áp và tăng mức độ căng thẳng do tăng adrenaline. Việc thức dậy quá đột ngột cũng có thể dẫn đến tình trạng ngủ không ngon giấc, choáng mặt, làm giảm hiệu suất làm việc của tinh thần và thể chất.
Các chuyên gia khuyên bạn nên thiết lập một thói quen ngủ phù hợp bằng cách cố gắng ngủ và thức vào cùng một thời điểm mỗi ngày mà không báo thức. Bạn cũng có thể tập thức dậy với ánh sáng tự nhiên bằng cách mở rèm cửa hoặc đặt giường ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu cần thức dậy trước khi mặt trời mọc, bạn có thể mua đồng hồ báo thức có âm thanh nhẹ nhàng hơn (như tiếng huýt sáo hoặc chuông gió) hoặc đồng hồ báo thức bằng ánh sáng bắt chước độ sáng của mặt trời.
Việc thức dậy mà không có tiếng chuông báo thức cũng có lợi cho vẻ ngoài của bạn. Các thí nghiệm cho thấy chỉ trong một tuần không dùng đồng hồ, khuôn mặt của chúng ta sẽ trông tươi tắn hơn đáng kể, quầng thâm mắt ấy biến mất, ngay cả thể lực và sức bền khi đi bộ đường dài cũng được cải thiện hẳn.
2. Giữ nhà quá sạch sẽ
Các nghiên cứu đã ủng hộ “Giả thuyết về vệ sinh”, trong đó nói rằng trẻ em lớn lên ở các vùng nông thôn và tiếp xúc với vi khuẩn, phấn hoa và lông động vật có hệ thống miễn dịch mạnh hơn. Trong khi những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường quá sạch sẽ có nhiều khả năng mắc các bệnh như hen suyễn và dị ứng. Điều này xảy ra vì một số vi sinh vật có thể giúp ích cho chúng ta trong sinh lý, trao đổi chất và các chức năng của não.
Nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên ngừng dọn dẹp và sống quá bẩn. Bạn chỉ cần đừng khử trùng quá kỹ mọi thứ và dùng các chất tẩy rửa mạnh hàng ngày là được.
3. Uống quá nhiều vitamin và chất bổ sung dinh dưỡng
Theo các nghiên cứu, việc uống vitamin bổ sung này không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho sức khỏe của chúng ta. Chúng không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc ung thư, cũng không giúp ngăn ngừa mất trí nhớ hoặc suy giảm khả năng trí óc (tuy nhiên axit folic uống trước hoặc trong khi mang thai thực sự có thể giúp chống lại các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh).
Các chuyên gia cũng cảnh báo về việc dùng quá nhiều vitamin C hòa tan trong nước có thể gây sỏi thận và quá nhiều vitamin A hòa tan trong chất béo có thể ảnh hưởng đến gan. Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng, và một chế độ ăn uống cân bằng chắc chắn sẽ tốt hơn thuốc men đấy.
4. Cắt da trên đầu ngón tay và sử dụng móng tay như công cụ
Khi làm móng, chúng ta thường cắt lớp biểu bì (lớp da trong suốt dọc theo các cạnh của ngón tay và ngón chân). Việc này giúp phần móng trông đẹp hơn, nhưng đồng thời cũng loại bỏ một trong những hình thức bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Lớp biểu bì này giúp bảo vệ phần móng mới khỏi vi khuẩn và việc cắt chúng đi có thể khiến da bị tổn thương, khô hoặc nhiễm trùng.
Một thói quen khác mà bạn cần bỏ là sử dụng móng tay để mở hộp, bóc nhãn dán hoặc mở vòng chìa khóa vì những hoạt động này có thể dễ dàng làm gãy móng tay của bạn.
5. Lột da cháy nắng
Việc lớp da bị cháy nắng tự lột ra là một phần của quá trình chữa bệnh và là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang tự loại bỏ các tế bào bị tổn thương. Trong khi điều này xảy ra, da của bạn sẽ rất dễ bị tổn thương, vì vậy tốt hơn hết bạn nên để lớp da này tự bong ra.
Cách tốt nhất lúc này là dưỡng ẩm cho vùng da bị cháy nắng để làm dịu nó và uống thêm nước để tránh mất nước. Bạn cũng có thể mặc quần áo bảo hộ khi đi ra ngoài để tránh tác hại của tia cực tím. Để tránh bị cháy nắng, bạn nên thoa kem chống nắng 2 giờ một lần khi cần tiếp xúc với ánh nắng gay gắt.
6. Đi giày cao gót hàng ngày
Việc đi giày cao gót trong thời gian dài có thể gây hại (theo nghĩa đen và nghĩa bóng) cho cơ thể của bạn. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đi giày cao gót hàng ngày có đôi chân yếu hơn hẳn những người khác. Nếu hạn chế đi giày cao gót, bạn có thể tránh được những hậu quả có thể xảy ra sau:
- Chấn thương mắt cá chân có thể do bước sai và mất thăng bằng.
- Căng thẳng gãy xương do áp lực quá lớn lên bàn chân.
- Viêm xương khớp ở đầu gối do khớp bị căng.
- Dị tật bàn chân và ngón chân trong những trường hợp nghiêm trọng.
- Các vấn đề về lưng do sự thay đổi vị trí của cột sống.
- Đau và sưng tấy chân.
7. Ăn quá nhanh
Theo một nghiên cứu, 60% trẻ em ăn uống quá nhanh đều tăng cân quá mức. Trong khi đó, một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng những người ăn quá nhanh dễ gặp các bệnh béo phì eo, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và chất béo xấu hơn.
Những người nhai nhanh cũng cắn nhiều hơn và nhai ít hơn, điều này có thể dẫn đến việc tiêu hóa kém. Mặt khác, ăn chậm có thể giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn với bữa ăn của mình và cho phép bạn nhai thức ăn kỹ hơn. Các nhà khoa học cho rằng việc kiểm soát tốc độ ăn uống có thể giúp điều chỉnh cân nặng và ngăn ngừa béo phì.
8. Chọn thực phẩm ít chất béo hoặc “có vẻ lành mạnh”
Không phải tất cả các sản phẩm ít chất béo hoặc không chứa gluten đều tốt cho sức khỏe của bạn. Đôi khi, những thực phẩm chế biến sẵn này có thể chứa nhiều đường hơn so với những món khác đấy. Một vài ví dụ về các sản phẩm “ít béo” này – nhưng không thực sự tốt cho sức khỏe – là ngũ cốc ăn sáng có đường và sữa chua. Ănn thực phẩm giàu đường có thể gây ra cảm giác đói, tăng cân và một vài bệnh khác.
Để tránh bị lừa bởi quảng cáo, bạn hãy kiểm tra phần thông tin dinh dưỡng trên bao bì và so sánh nó với các sản phẩm tương tự của các thương hiệu khác. Ăn nhiều rau, một lượng nhỏ tinh bột, vừa đủ thịt hoặc protein từ thực vật cũng là một lựa chọn tốt cho một bữa ăn cân bằng và không chứa quá nhiều calo.
9. Nhổ lông mũi
Các sợi nhỏ bên trong mũi là một phần trong hệ thống bảo vệ cơ thể – chúng giúp ngăn bụi, chất gây dị ứng, côn trùng và những thứ khác xâm nhập và đi vào phổi của bạn. Ngoài tính thẩm mỹ, không có lợi ích thực sự nào của việc loại bỏ lông mũi cả. Việc nhổ lông mũi có thể gây kích ứng, nhiễm trùng, tạo ra lông mọc ngược gây đau và ngứa.
Mũi cũng là một phần của khu vực hình tam giác trên khuôn mặt được kết nối với hộp sọ thông qua các mạch máu khác nhau. Đó là một khu vực rất nhạy cảm, nơi nhiễm trùng dễ dàng lây lan và có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn thực sự muốn loại bỏ những sợi lông nhỏ có thể lòi ra khỏi mũi, thay vì nhổ chúng bằng nhíp, hãy dùng kéo cắt tỉa để cắt bớt chúng đi nhé.