Tật khúc xạ mắt là gì? Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ và cách khắc phục?

Thói quen sống của chúng ta quyết định rất lớn đến sức khỏe, trí tuệ, lẫn tính cách của một con người. Đôi mắt cũng vậy, chính những thói quen xấu là thủ phạm gây nên những tật khúc xạ mắt ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày… Hôm nay Kinhnghiem360.edu.vn sẽ lý giải cho bạn nhé!

1. Tật khúc xạ mắt là gì?

Tật khúc xạ là hiện tượng mắt không thể nhìn rõ một vật ở xa hay ở gần tùy từng loại khúc xạ khác nhau, làm suy giảm thị lực đáng kể và gây ra nhiều phiền toái trong đời sống hằng ngày. Các tật khúc xạ phổ biến nhất là cận thị, viễn thị và loạn thị.

Tật cận thị

Mắt bình thường và mắt cận thị (Ảnh: Internet)

  • Khái niệm: Cận thị là hiện tượng mắt không nhìn thấy các vật ở xa, mà chỉ nhìn rõ các vật ở gần.
  • Biểu hiện: Thường xuyên nhức mỏi mắt, nheo mắt khi nhìn xa, mắt yếu khi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Mắt cận thị không nhìn rõ vật ở xa nếu không đeo kính (Ảnh: Internet)

Tật viễn thị

Mắt viễn thị so với mắt bình thường (Ảnh: Internet)

  • Khái niệm: Viễn thị là hiện tượng mắt không nhìn thấy các vật ở gần, mà chỉ nhìn rõ các vật ở xa
  • Biểu hiện: Thường xuyên chảy nước mắt, nheo mắt khi nhìn gần, nhìn đôi, ảnh mờ nhòe

Mắt viễn thị không nhìn rõ vật ở gần nên phải đưa ra xa (Ảnh: Internet)

Tật loạn thị

Mắt bình thường so với mắt loạn thị. (Ảnh: Internet)

  • Khái niệm: Loạn thị là hiện tượng các tia sáng tập trung không đều làm cho mắt bị nhòe, không rõ ràng khi nhìn.
  • Biểu hiện: Mắt yếu, mờ nhòe, không đeo kính khó tập trung khi nhìn thiết bị điện tử

2. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ mắt nhưng nguyên nhân chính đều xuất phát từ các thói quen sinh hoạt hằng ngày:

2.1. Đọc sách trong bóng tối hoặc trên tàu xe đang chạy

Mắt của chúng ta vốn dĩ là một thấu kính hội tụ để thu nhận ánh sáng từ mọi vật ở chung quanh. Nếu chúng ta đọc sách trong bóng tối, không đủ điều kiện ánh sáng, chữ mờ hay đang di chuyển trên tàu xe thì mắt phải điều tiết rất nhiều để có thể nhìn rõ hình ảnh, chính điều đó gây nên các tật khúc xạ như viễn thị, cận thị.

Xem điện thoại trong bóng tối là thói quen không tốt. (Ảnh: Internet)

2.2. Sử dụng thiết bị điện tử trong bóng tối quá lâu

Thường vào ban đêm chúng ta đều chìm trong bóng tối đúng không? Lúc ấy chỉ có thiết bị điện tử là vẫn sáng vì vậy chúng ta sẽ tập trung vào một điểm quá lâu, thói quen này lặp đi lặp lại lâu dài dẫn đến cận thị thậm chí là loạn thị.

2.3. Nằm khi đọc sách, xem ti vi (các hoạt động với mục đích thư giãn)

Tư thế nằm khi sử dụng thiết bị điện tử (Ảnh: Internet)

Khi mắt phải hoạt động trong tư thế nằm, bộ não sẽ điều khiển mắt tập trung hết công suất, không cho mắt thời gian nghỉ để phục vụ mục đích thư giãn, do đó thói quen này rất có thể sẽ gây ra các tật khúc xạ mắt.

2.4. Do bẩm sinh

Bên cạnh thói quen sống thì ở một số trường hợp tật khúc xạ mắt có thể bẩm sinh do di truyền theo gene, các trường hợp như thế thường rất nặng do nhãn cầu quá ngắn hay quá dài, chủ yếu là tật loạn thị.

Khúc xạ bẩm sinh (Ảnh: Internet)

2.5. Không đeo kính thường xuyên

Bởi quan niệm rằng đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn nên nhiều người có thói quen không đeo kính vì sợ mắt xấu hơn trước. Nhưng chính vì định nghĩa sai lầm này làm cho mắt dần yếu đi, tăng độ nhanh do khi cần nhìn một vật quá xa hay quá gần buộc đôi mắt phải điều tiết quá nhiều.

2.6. Thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt

Đôi khi do chúng ta thường xuyên “nuông chiều” sở thích ăn uống của bản thân mà quên đi rằng đôi mắt cũng cần chất dinh dưỡng, thiếu chất dinh dưỡng ít nhiều sẽ làm cho mắt yếu hơn, kém sức sống hơn mắt bình thường

2.7. Do tuổi tác

Nguyên nhân này chủ yếu gây nên tật viễn thị, khi có tuổi thì mắt sẽ kém đi dần do các bộ phận trong mắt bị lão hóa dẫn đến các tật khúc xạ.

3. Biện pháp hạn chế tật khúc xạ là gì?

Để hạn chế tật khúc xạ, bạn hãy tự tạo cho mình những thói quen tốt như:

  • Đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử ở nơi có điều kiện ánh sáng tốt
  • Thư giãn ở tư thế ngồi
  • Hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng các thiết bị điện tử
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng và các thực phẩm chức năng tốt cho mắt
  • Đeo kính đúng độ
  • Kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/ lần

Thực phẩm tốt cho mắt (Ảnh: Internet)

Trên đây là những kiến thức mình vừa chia sẻ về mắt, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Chúc các bạn có đôi mắt tốt và có nhiều trải nghiệm thú vị trên Kinhnghiem360.edu.vn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *