Tảo xoắn Nhật Bản (tảo Spirulina) là loại tảo màu xanh lam, được sử dụng như một chất bổ sung cho sức khỏe con người với nhiều loại chất dinh dưỡng có hàm lượng cao. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu thêm về công dụng của tảo xoắn Nhật Bản nhé.
1. Tảo xoắn Nhật Bản là gì?
Tảo xoắn (tảo Spirrulina) là một loại vi khuẩn Cyanobacterium được gọi là tảo lam, sống được trong môi trường nước ngọt và mặn, phát triển mạnh trong nước ấm có tính kiềm. Tảo xoắn phát triển theo hình xoắn ốc, chứa 40-80% protein (cùng lượng protein như thịt, trứng) và nhiều loại vitamin khác.
Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 7g tảo xoắn khô có chứa:
Chất dinh dưỡng | Khối lượng/7g tảo xoắn khô |
Calo | 20,3 |
Carbohydrat | 1,67 g |
Protein | 4,02 g |
Chất béo | 0,54 g |
Canxi | 8,4 mg |
Sắt | 2 mg |
Vitamin C | 0,7 mg |
Magie | 13,6 mg |
Vitamin B1 (Thiamin) | 11 % |
Vitamin B2 (RiboFlavin) | 15 % |
Vitamin B3 (Niacin) | 4 % |
Ngoài ra còn có các chất chống oxy hóa bao gồm beta-carotene, phycocyanin, tocopherols.
2. Lợi ích của tảo xoắn đối với sức khỏe
Kháng viêm, chống oxy hóa
Trong tảo xoắn có chứa một loại biliprotein là chất C-phycocyanin (C-PC) có tác dụng ức chế sự hình thành cytokine tiền viêm và có khả năng thu gom các gốc tự do mang lại hiệu quả chống viêm và chống oxy hóa cho sức khỏe con người.
Giảm cân
Theo các nghiên cứu lâm sàng năm 2017 (52 người béo phì) và 2018 (62 người béo phì) khi dùng 1-2g tảo xoắn mỗi ngày sẽ giảm được lượng mỡ thừa, thu gọn vòng eo và giảm cảm giác thèm ăn.
Giảm mỡ máu (cholesterol)
Mỡ máu là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim. Trong nghiên cứu với người bị mỡ máu cao thì mỗi ngày dùng 1g tảo xoắn sẽ giảm được 10,1% LDL (chỉ số mỡ máu có hại) và 16,3% triglyceride (chất béo trung tính, nếu lượng chất béo này nhiều sẽ tạo ra các mảng mỡ bám vào động mạch gây xơ vữa động mạch), và tăng HDL (có lợi).
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Nghiên cứu năm 2001 được đăng trên Journal Of Medicinal Food cho thấy 25 người mắc bệnh tiểu đường type 2 dùng 2g tảo xoắn mỗi ngày trong 2 tháng đã làm cho lượng đường huyết giảm đáng kể. HbA1C (chỉ số xét nghiệm đường huyết quan trọng, kết hợp giữa hồng cầu và đường glucose) giảm từ 9% xuống 8%. Theo Hiệp Hội Đường Huyết (UKPDS 35) giảm 1% HbA1C thì có thể giảm 21% nguy cơ tử vong do tăng đường huyết gây ra.
Cải thiện viêm mũi dị ứng
Nghiên cứu năm 2013 cho thấy tảo xoắn làm giảm các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa và nghẹt mũi. Năm 2020, thử nghiệm trên 53 người bị viêm mũi dị ứng chia làm 2 nhóm, một nhóm được dùng 2g tảo xoắn mỗi ngày, một nhóm được dùng 10 g cetirizine (Zyrtec) mỗi ngày, trong 2 tháng cho thấy tảo xoắn đem lại lợi thế hơn.
3. Liều lượng dùng tảo xoắn như thế nào?
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), liều sử dụng có thể lên đến 19g mỗi ngày tối đa trong 2 tháng, hoặc 10g mỗi ngày tối đa trong 6 tháng. Không nên dùng quá liều ghi trên nhãn.
Có thể dùng dạng bột (thêm vào nước uống hay sinh tố, salad, súp) hoặc dạng viên.
4. Tảo xoắn có tương tác với các loại thuốc không?
Không nên dùng chung tảo xoắn với thuốc trị bệnh tiểu đường (sẽ làm lượng đường giảm xuống thấp hơn mức cho phép, thuốc ức chế miễn dịch (thuốc này được dùng sau cấy ghép để làm giảm hệ miễn dịch, tảo xoắn sẽ làm giảm tác dụng của thuốc này), thuốc chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu (tăng nguy cơ bầm tím, chảy máu).
5. Tảo xoắn không dùng cho đối tượng nào?
Tảo xoắn có thể không an toàn cho:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Trẻ em
- Làm tăng triệu chứng của các bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, lupus (lupus ban đỏ hệ thống), viêm khớp dạng thấp, pemphigus vulgaris (một bệnh về da) và những bệnh khác
- Ngưng dùng tảo xoắn 2 tuần trước khi phẫu thuật (do tảo xoắn làm giảm lượng đường trong máu, gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường khi phẫu thuật).
Trước khi dùng tảo xoắn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để tránh tương tác với thuốc hoặc thực phẩm.
Bạn có thể mua tảo xoắn Spirulina Nhật Bản tại đây
- 8 thực phẩm có tác dụng thanh lọc, giải độc cực tốt, nên ăn thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh và thải sạch độc tố!
Với những kiến thức được chia sẻ ở trên, mong bạn có thêm nhiều điều bổ ích để chăm sóc một cơ thể khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe trên Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.
Tài liệu tham khảo: Medicalnewstoday, Medlineplus, Healthline