Chế độ ăn uống khoa học trong thai kỳ là như thế nào? Các mẹ nên ăn gì, cần lưu ý gì về cân nặng cần tăng trong quá trình mang thai là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ. Dinh dưỡng là vô cùng quan trọng mà các mẹ cần phải hết sức quan tâm để áp dụng vào khẩu phần ăn. Hãy để Kinhnghiem360.edu.vn chỉ ra cho bạn nhé!
Các mẹ cần làm gì để xác định được nhu cầu dinh dưỡng?
Để xác định nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, chúng ta cần phải khai thác kỹ về tiền sử dinh dưỡng và khẩu phần dinh dưỡng giai đoạn trước mang thai. Các dấu hiệu liên quan đến suy dinh dưỡng protein – năng lượng thường dễ được phát hiện thông qua thăm khám lâm sàng.
Tuy nhiên, với các tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng thì phải làm xét nghiệm hóa sinh để xác định loại dưỡng chất thiếu hụt và mức độ thiếu hụt để có kế hoạch bù đắp tương ứng. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm hóa sinh thì bác sĩ sẽ chỉ định cung cấp các dưỡng chất theo nhu cầu khuyến nghị cho thai kỳ.
Một ví dụ điển hình là việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai được khuyến nghị cho mọi thai phụ từ lúc phát hiện mang thai cho đến sau sinh một tháng. Nếu có xét nghiệm sinh hóa để xác định mức độ thiếu sắt, việc bổ sung sắt sẽ được điều chỉnh dựa trên nhu cầu sắt thực tế của thai phụ đó.
Chỉ số dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng quát của thai phụ trong lần khám dinh dưỡng đầu tiên là chỉ số BMI. Lưu ý, đây là chỉ số BMI trước khi mang thai (nghĩa là trong giai đoạn mà cơ thể thai phụ ổn định về mặt cân nặng). Chỉ số BMI này cần được xác định ngay lần khám phát hiện thai đầu tiên, bởi lẽ nó sẽ không còn chính xác khi cân nặng của thai phụ thay đổi do giảm cân trong tháng đầu thai kỳ do nghén hoặc tăng cân do thai lớn dần trong những tháng sau.
Mức tăng cân phù hợp trong thai kỳ
Dựa theo BMI của thai phụ, mức tăng cân được khuyến cáo trong thai kỳ theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam như sau:
- Thai phụ thiếu cân (BMI
- Thai phụ bình thường (BMI từ 18.5 – 24.9): Cần tăng 10-12 kg trong thai kỳ
- Thai phụ tiền béo phì (BMI từ 25 – 29.9): Cần tăng 8-11 kg trong thai kỳ
- Thai phụ béo phì (BMI ≥30): Cần tăng 5-8 kg trong thai kỳ
Sự tăng cân của thai phụ trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ thay đổi tùy vào mức độ phát triển sinh lý của thai và thể trạng của mẹ. Chính vì vậy, chúng ta cần đánh giá sự tăng cân của mẹ đều đặn qua những lần khám thai và hướng dẫn các mẹ tự theo dõi tăng cân tại nhà để phát hiện sớm sự thiếu hụt dinh dưỡng và phải can thiệp càng sớm càng tốt.
Mặt khác, nếu các mẹ tăng cân quá mức trong thai kỳ, đặc biệt ở những mẹ thừa cân – béo phì sẽ dẫn đến hậu quả lâu dài cho cả mẹ lẫn con. Do đó, với các thai phụ có BMI cao trước khi mang thai cần theo dõi và điều chỉnh mức tăng cân của mẹ theo hướng đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cấu trúc như: vitamin, khoáng vi lượng, canxi, acid amin thiết yếu, acid béo chuỗi dài và hạn chế các chất dinh dưỡng chỉ chứa năng lượng như: Đường đơn giản, đường ít xơ, chất béo, đặc biệt là chất béo giàu acid béo chuỗi ngắn và trung bình.
- Nhu cầu nước và chất xơ trong thai kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh tối ưu
Hãy tiếp tục theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha!
- Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
- Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Hà Nội (2016) – Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học.