Thói quen sinh hoạt không tốt hoặc tiền sử gia đình là những yếu tố nguy cơ làm bạn dễ mắc ung thư vòm họng. Loại ung thư này có nhiều triệu chứng biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Vậy làm sao để nhận biết tình trạng bệnh sớm nhất? Cùng tìm hiểu nhé!
Nam giới ở độ tuổi 40 trở lên là những người dễ mắc ung thư vòm họng nhất, đây cũng là bệnh khá phổ biến và cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Triệu chứng của ung thư vòm họng như thế nào?
Triệu chứng của ung thư vòm họng khá mờ nhạt và rất khó để nhận biết, hầu hết những người mắc bệnh này chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối có biểu hiện rõ ràng.
Dưới đây là một số triệu chứng mà nếu bạn gặp phải thì nên đi kiểm tra ngay để được điều trị kịp thời:
- Xuất hiện tình trạng đau họng kéo dài lâu ngày, uống thuốc không khỏi.
- Nghe và nói khó khăn.
- Thi thoảng gặp tình trạng chảy máu cam.
- Mũi có dấu hiệt bị ngạt, tắc trong thời gian dài.
- Vòm họng xuất hiện hạch to.
- Đau đầu.
- Khó thở.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vòm họng
Nguyên nhân của bệnh này chưa được xác định rõ ràng nhưng những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,… và những người có sở thích ăn đồ muối chua thường xuyên có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng.
Phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Nếu người bệnh xuất hiện những biểu hiện như trên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kiểm tra hạch mọc ở phần cổ bằng cách yêu cầu người bệnh há miệng để quan sát bên trong miệng, đặc biệt là phần vòm họng.
Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nội soi để kiểm tra kĩ hơn phần vòm họng và xác định những khối u nếu có.
Thông thường khi mắc bệnh, các khối u sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các tế bào khoẻ mạnh ở vòm họng gây ra tình trạng tổn thương khiến cho các hạch cổ sưng to hơn bình thường.
Để xác định mức độ tác động cũng như hình dạng và kích thước của các khối u ảnh hưởng thế nào đến vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-Quang và chụp CT.
Sau khi kiểm tra qua các bước, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng khối u vòm họng của người bệnh đang ở giai đoạn và tình trạng như thế nào, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của người bệnh. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân đã đến giai đoạn cuối thì việc điều trị chỉ có thể giúp cải thiện chất lượng sống của người bệnh.
Sau khi được điều trị bằng phương pháp hoá trị hoặc xạ trị, người bệnh nên chọn những đồ ăn ở dạng lỏng, dễ ăn mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần thực hiện xoa bóp cổ và tập há miệng sau khi hoá trị để hạn chế ảnh hưởng của phương pháp điều trị tác động đến cơ thể.
Phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng bằng cách nào?
Lưu ý rằng bệnh ung thư vòm họng chưa rõ nguyên nhân chính xác nên một số phương pháp phòng ngừa dưới đây chỉ là điển hình nhất, nên làm để phòng ngừa bệnh xuất hiện:
- Không ăn những đồ muối chua hoặc lên men lâu ngày, những thực phẩm muối mặn.
- Không sử dụng chất kích thích, những sản phẩm có chứa cồn, rượu, bia, nước có gas,…
- Thường xuyên uống nước, không nên dùng đồ uống hoặc thức ăn nóng quá hoặc lạnh quá, chọn những thực phẩm ở nhiệt độ bình thường.
- Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh cho bản thân, tập luyên thể thao hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch.
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
Nguồn tham khảo: Bệnh viện K