Bệnh nhân ung thư cần bao nhiêu protein mỗi ngày? Cách viết nhật ký ăn uống ra sao?

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái tối ưu trong suốt quá trình điều trị bệnh. Vậy, bệnh nhân ung thư cần bao nhiêu protein mỗi ngày và bệnh nhân ung thư có nên viết nhật ký ăn uống không? Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu ở bài viết này ngay thôi nào!

Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư nhiều lúc có thể khác nhau và chế độ ăn uống cũng có thể khác với những nguyên tắc truyền thống để giúp cơ thể chống chọi với sự khắc nghiệt của quá trình trị liệu cũng như chữa bệnh. Chế độ ăn uống lúc này sẽ chú trọng vào các thực phẩm có năng lượng cao để giúp bệnh nhân duy trì nguồn năng lượng mỗi ngày.

Cân đối các chất dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Bệnh nhân ung thư cần bao nhiêu protein mỗi ngày?

  • Bước 1: Đánh giá tình trạng cân nặng
  • Bước 2: Tính nhu cầu protein (chất đạm)

Nhu cầu protein được khuyến nghị chung cho bệnh nhân ung thư không kèm theo bệnh lý nền như suy gan, bệnh thận mạn, đái tháo đường, tăng huyết áp,… như sau:

  • Bệnh nhân cần duy trì cân nặng: 1,2 – 1,5 g protein/cân nặng hiện tại/ngày.
  • Bệnh nhân cần tăng cân hay đang tăng nhu cầu chuyển hóa, chẳng hạn như nhiễm trùng, phẫu thuật: 1,5 – 2,5 g protein/cân nặng hiện tại/ngày.

Thực phẩm giàu protein (Nguồn: Internet)

Ví dụ: Bệnh nhân có cân nặng 50kg, chiều cao 1,6m

  • BMI = 50 / (1,6 x 1,6) = 19,5 kg/m² -> BMI bình thường và bệnh nhân cần duy trì cân nặng ở mức này.
  • Nhu cầu protein = 1,5 x 50 = 75 g/ngày.

Tuy nhiên công thức tính toán trên đây chỉ mang tính chất tương đối và có giá trị trong việc ước lượng nhu cầu ban đầu. Do vậy, mỗi bệnh nhân nên viết nhật ký ăn uống mỗi ngày, theo dõi cân nặng hàng tuần để điều chỉnh nhu cầu dinh dưỡng hợp lý. Vậy, viết nhật ký ăn uống là gì?

Viết nhật ký ăn uống ở bệnh nhân ung thư

Nhật ký ăn uống là gì?

Nhật ký ăn uống là nơi bạn ghi chép chi tiết tất cả lượng thức ăn, thức uống mà bạn đã tiêu thụ trong ngày bao gồm buổi ăn, giờ ăn, số lượng thực phẩm tiêu thụ,…

Lợi ích của nhật ký ăn uống đối với bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư thường phải đối mặt với các rối loạn ăn uống như chán ăn, buồn nôn, nôn ói, thay đổi vị giác,… Chính vì vậy, việc ghi chép cẩn thận nhật ký ăn uống giúp bệnh nhân nhận biết chế độ ăn của mình đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hay chưa để từ đó có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.

Viết nhật ký ăn uống ở bệnh nhân ung thư (Nguồn: Internet)

Bí kíp để viết nhật ký ăn uống dễ dàng hơn

  • Viết ngay sau khi ăn
  • Nên tra cứu thông tin dinh dưỡng trước khi ăn để xem xét món ăn có phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mình hay không.
  • Chia nhỏ mục tiêu năng lượng và các chất dinh dưỡng vào các mốc thời gian khác nhau trong ngày. Việc chia nhỏ mục tiêu này giúp cho bạn có đủ thời gian điều chỉnh, chẳng hạn như bạn cần bổ sung thêm thực phẩm cao năng lượng vào buổi trưa vì năng lượng bạn nạp vào buổi sáng không đủ so với mục tiêu.

Ví dụ: Nhu cầu năng lượng của bạn là 1500kcal/ngày thì bạn cần đạt 500kcal vào bữa sáng – trước giờ ăn trưa. Tương tự như vậy, bạn sẽ cần đạt 1000kcal vào bữa trưa – trước giờ ăn chiều. Và cuối cùng là bạn cần đạt 1500kcal vào bữa chiều – trước giờ đi ngủ.

Hãy tiếp tục theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau .

  1. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
  2. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM (2019) – Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *