Lú lẫn, mất trí nhớ và thay đổi tính cách là một số dấu hiệu ban đầu cho thấy một người mắc chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức. Tùy vào nguyên nhân, đôi khi các triệu chứng sa sút trí tuệ có thể điều trị được, nhưng trong nhiều trường hợp tình trạng này có thể là vĩnh viễn. Do vậy chúng ta cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân và triệu chứng của suy giảm nhận thức, đồng thời phát hiện sớm để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Các dấu hiệu và triệu chứng của mất trí nhớ hay suy giảm nhận thức
Trước tiên, các triệu chứng có liên quan đến sa sút trí tuệ sẽ xuất hiện với các tình trạng sức khỏe khác nhau, nhưng một số triệu chứng xuất hiện không đồng nghĩa rằng người đó bị suy giảm nhận thức. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như chuyên gia y tế nếu bạn hoặc người thân đang có dấu hiệu sa sút trí tuệ.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp về nhận thức và tâm lý:
- Khó ghi nhớ thông tin mới
- Nhầm lẫn, mất phương hướng
- Thay đổi tâm trạng hoặc tính cách, dễ bị kích thích
- Khó khăn về giao tiếp trong cuộc sống, bằng lời nói hoặc bằng văn bản, chữ viết
- Khó vận động thể chất, điển hình là sự phối hợp cơ thể
- Thường xuyên bị lạc, đặc biệt là trên đường đến những nơi quen thuộc
- Thường xuyên đặt sai vị trí các vật thường dùng
- Có dấu hiệu hoang tưởng, ảo tưởng trong cuộc sống đời thường
- Phán đoán kém
Những dấu hiệu này không phải ai cũng nhận thấy ngay lập tức cũng như không thể xác định một người có mắc chứng mất trí nhớ hay không. Trên thực tế, ngay cả một bài kiểm tra cũng không thể làm được như vậy.
Chẩn đoán chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức
Để chẩn đoán, các bác sĩ như bác sĩ thần kinh, bác sĩ lão khoa hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ thực hiện đánh giá toàn diện bao gồm khám sức khỏe, xem xét tiền sử bệnh, xét nghiệm máu và đánh giá liên quan đến hành vi và chức năng tổng thể. Mục đích là xác định sớm chứng mất trí nhớ để có thể làm giảm bớt triệu chứng và cho phép bệnh nhân tham gia vào các thử nghiệm thuốc lâm sàng và lên kế hoạch cho cuộc sống trong tương lai.
Nguyên nhân phổ biến của chứng mất trí nhớ
Việc can thiệp y tế đối với sa sút trí tuệ hoặc các triệu chứng tương tự phụ thuộc vào nguồn gốc của vấn đề. Hầu hết mọi người thường cho rằng những tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến người già, nhưng điều đó là không đúng. Theo các nghiên cứu, suy giảm nhận thức có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, bất cứ ai cũng có thể gặp các triệu chứng này vì nguyên nhân có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, từ chấn thương sọ não đến bệnh Alzheimer.
Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer được cho là dạng sa sút trí tuệ được biết đến rộng rãi nhất. Theo Hiệp hội Alzheimer, đây cũng là một nguyên nhân phổ biến, chiếm 60% đến 80% số ca chẩn đoán liên quan đến chứng mất trí nhớ.
Ở độ tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer càng tăng, tuy nhiên số liệu cho thấy vẫn có 200.000 người mắc bệnh này dưới 65 tuổi. Những trường hợp này được gọi là Alzheimer khởi phát sớm.
Một trong những dấu hiệu đầu tiên mà người mắc bệnh Alzheimer gặp phải là khó nhớ lại thông tin mà họ đã biết được gần đây. Nguyên nhân là do bệnh Alzheimer làm tổn thương một phần não liên quan đến quá trình học tập.
Thật không may, bệnh Alzheimer có xu hướng tiến triển tăng dần, nghĩa là các triệu chứng sẽ nặng hơn theo thời gian, nhưng việc điều trị y tế có thể giúp kiểm soát chúng.
Sa sút trí tuệ vùng trán thái dương
Ở chứng sa sút trí tuệ vùng trán thái dương, các tế bào thần kinh ở các vùng não liên quan đến hành vi cũng như giao tiếp và nhân cách bị thay đổi. Do đó những người mắc bệnh này thường có các triệu chứng ảnh hưởng đến hành vi, lý luận, giao tiếp hoặc sinh hoạt của họ.
Chứng mất trí nhớ thể Lewy
Trong chứng mất trí nhớ thể Lewy, các khối protein tích tụ trong não, những protein này cũng có thể được tìm thấy ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson và Alzheimer.
Những người mắc chứng mất trí nhớ này có thể bị ảo giác, khó tập trung hoặc gặp khó khăn trong việc phối hợp vận động.
Chứng mất trí nhớ mạch máu
Chứng mất trí mạch máu chỉ đứng sau bệnh Alzheimer về mức độ phổ biến ở những người suy giảm nhận thức. Nó xảy ra do các vấn đề với mạch máu liên quan đến não. Những người mắc dạng sa sút trí tuệ này có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, nhưng các triệu chứng rõ ràng nhất của họ thường là vấn đề về sinh hoạt, lý luận, tập trung và suy nghĩ nhanh.
Các bệnh liên quan đến chứng mất trí nhớ
Hiện nay theo những nghiên cứu mới, những bệnh có liên quan đến suy giảm nhận thức bao gồm những triệu chứng trên, đồng thời xuất hiện các căn bệnh khá phổ biến như chấn thương sọ não và bệnh Parkinson cũng như bệnh Creutzfeldt-Jakob và bệnh Huntington. Những người mắc các chứng rối loạn này có triệu chứng giống như sa sút trí tuệ hoặc mắc phải một dạng sa sút trí tuệ nào đó.
Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não thường gặp do chấn thương đầu lặp đi lặp lại, thường xảy ra ở các vận động viên chơi các môn thể thao va chạm mạnh như bóng đá, bóng bầu dục hay quyền anh. Chấn thương cũng có thể xảy ra trong các môn thể thao như bóng chuyền, hoạt náo viên hoặc bóng nước. Nếu một số phần của não bị tổn thương, chứng mất trí nhớ có thể xuất hiện rõ ràng sau đó.
Các triệu chứng dễ gặp nhất của chấn thương sọ não bao gồm mất trí nhớ, khó giao tiếp, trầm cảm và giận dữ.
Bệnh Parkinson
Các triệu chứng liên quan đến bệnh Parkinson có thể do tổn thương các tế bào thần kinh trong não. Những người mắc bệnh Parkinson thường bị run, di chuyển chậm chạp, gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng và phối hợp. Những người này thường có các triệu chứng sa sút trí tuệ rõ ràng.
Bệnh Creutzfeldt-Jakob
Bệnh Creutzfeldt-Jakob là một bệnh di truyền được đặc trưng bởi sự tích tụ các protein được gọi là prion trong não, tuy nhiên đây cũng là một tình trạng gây tử vong rất hiếm khi xảy ra. Ngoài khuynh hướng di truyền, bệnh này có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với mô thần kinh bị nhiễm bệnh trong quá trình cấy ghép phẫu thuật.
Ở gia súc, nó được biết đến rộng rãi là bệnh bò điên mà con người có thể mắc phải do ăn thịt bị bệnh. Các dấu hiệu bao gồm lú lẫn, mất phương hướng, trầm cảm, khó khăn về phối hợp, khó nói và khó tập trung.
Bệnh Huntington
Bệnh Huntington là một chứng rối loạn di truyền, trong đó các tế bào thần kinh trong não bị thoái hóa. Các triệu chứng bao gồm hay quên, trầm cảm, khó giao tiếp và khó vận động cơ thể. Tình trạng này thường xuất hiện ở độ tuổi 30 hoặc 40.
Chấn thương sọ não, bệnh Parkinson, Creutzfeldt-Jakob và Huntington không thể hồi phục, nhưng một số tình trạng khác liên quan đến chứng mất trí nhớ lại có thể hồi phục như u não, thiếu dinh dưỡng, rối loạn tuyến giáp hay rối loạn miễn dịch. Đó là những tình trạng có thể được điều trị dễ dàng hơn.
Ngăn ngừa suy giảm nhận thức như thế nào?
Nhiều nguyên nhân của chứng suy giảm nhận thức là do di truyền và các dấu hiệu tăng theo tuổi tác. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyên chúng ta nên làm những cách để giảm khả năng gặp phải các triệu chứng.
Hãy tránh uống rượu và hút thuốc lá với bất kỳ số lượng nào, kiểm soát các bệnh thường gặp như tăng huyết áp và tiểu đường, ăn uống điều độ và tập thể dục là một số cách mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện để duy trì sức khỏe nhận thức của bản thân.
Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tham khảo thêm nhiều bài viết khác về chủ đề sức khỏe đời sống nhé!
- TS.BS Đinh Vinh Quang – Trưởng khoa nội thần kinh – Bệnh viện nhân dân 115
- Hiệp hội bệnh Alzheimer
- Viện Lão hóa Quốc gia