7 loại nước uống buổi sáng bật công tắc cho ngày mới vừa vui vừa khỏe

Chào ngày mới thế nào là lí tưởng? Loại nước uống buổi sáng nào sẽ tốt nhất cho ta? Một cốc nước ấm, ngon, nhiều chất có thể là lựa chọn hợp tình hợp lí nhất. Sau đây sẽ là một số thông tin hữu ích mà bạn đọc biết đâu sẽ cần.

7. Nước lọc

Nước lọc (nguồn: internet)

Nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội là nước uống dễ tiếp cận nhất, là loại an toàn nhất trong số những loại nước thường dùng trong cuộc sống.

Những thời điểm lí tưởng để uống

  • Vừa ngủ dậy: giúp thanh lọc cơ thể, bù nước sau 1 đêm.
  • 9-11h sáng: đây là khung thời gian làm việc và học tập của mọi người, vì vậy uống nước sẽ cải thiện sự tỉnh táo của chúng ta.
  • 30 phút trước bữa ăn (đối tượng giảm cân): chúng sẽ khiến ta “no giả” nghĩa là ăn cơm rất ít nhưng vẫn cảm thấy no, nên đặc biệt phù hợp với ai mong muốn giảm cân.
  • Trước và sau khi hoạt động thể chất: trước khi tập sẽ giúp bôi trơn các khớp cơ hoạt động dễ dàng; sau khi tập sẽ giúp bù lại phần nước mà chúng ta đã toát ra trong quá trình tập luyện, làm mát cơ thể, giảm chuột rút.

Lợi ích mang lại

Thải độc cơ thể, thanh lọc đại tràng giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn; bù lại phần nước mà cơ thể tiêu hao sau một đêm; kích hoạt sự tỉnh táo; giảm ợ nóng đối với người hay gặp tình trạng axit trào ngược; đẹp da;…

Lưu ý

  • Tùy theo điều kiện cơ thể mà chúng ta lựa chọn cách uống phù hợp hơn, ví dụ: cơ thể bạn gặp lạnh thì cốc nước ấm sẽ phù hợp hơn cốc nước nguội hoặc lạnh.
  • Nước lọc đá trong ngày hè nóng không phải lựa chọn tốt, bởi chúng sẽ làm co thắt các mạch máu của ta dễ dàng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi; ngoài ra đau bụng cũng rất khó tránh khỏi.
  • Uống nước là cần thiết nhưng uống nước quá nhiều gây ảnh hưởng tới bữa ăn (không muốn ăn, chán ăn), sinh hoạt hàng ngày (tiểu tiện liên tục) thì đó là tác dụng ngược.
  • Uống 1 hơi hết cốc nước nghe có thể hoành tráng nhưng điều đó sẽ gây cản trở tiêu hóa, tim đập nhanh, buồn nôn,… tốt nhất là uống chậm và từng ngụm.

6. Trà gừng

Trà gừng (nguồn: internet)

Trà gừng hay nước gừng là thảo dược chữa một số bệnh từ dân gian mà bao thế hệ vẫn tin dùng.

Những thời điểm lí tưởng để uống

  • Sau ăn sáng: đặc biệt tốt vào mùa đông, gừng gia tăng tính dương trong cơ thể, hỗ trợ cơ thể chống rét hiệu quả.
  • Sau khi thể dục: giảm đau nhức các cơ, khớp sau khi vận động cường độ cao.

Lợi ích mang lại

Giảm tiêu chảy, cải thiện khả năng tiêu hóa; giảm tình trạng đau cơ bắp khi tập luyện; ngăn ngừa bệnh ngoài da; da sáng và khỏe hơn; cải thiện tư duy; chống cảm lạnh, cảm cúm; bình ổn đầu óc; chống buồn nôn;…

Cách pha chế

Đun sôi khoảng 5 lát gừng mỏng trong 10 phút, để nguội dần, sau đó có thể thêm mật ong để tăng hương vị và thưởng thức thôi.

Lưu ý

  • Trà gừng có thể kích thích giãn động mạch, làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho những ai có tiền sử bệnh cao huyết áp.
  • Phụ nữ có thai cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Khuyến cáo dùng ít hơn 5g gừng/ngày, dù tốt nhưng chúng có thể tạo phản ứng xấu như ợ hơi, đau bụng, phát ban,…
  • Nên uống sau ăn để tránh tác hại cho hệ tiêu hóa.
  • Không uống vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ, tim đập nhanh.
  • Để tối đa hóa lợi ích của trà gừng, ta nên sử dụng khi nước ấm và nhấm nháp ít một.
  • 10 loại bệnh có thể được chữa bằng trà gừng
  • Trà gừng mật ong có tác động thế nào tới sức khỏe?

5. Trà kỷ tử

Trà kỷ tử (nguồn: internet)

Trà kỷ tử đã có từ lâu trong y học Đông Phương, có hiệu quả giúp bổ máu, cải thiện minh mẫn, giảm căng thẳng.

Những thời điểm lí tưởng để uống

  • Sau khi ngủ dậy: hỗ trợ bù nước, bù năng lượng và thanh lọc cơ thể.
  • Sau khi ăn no 30 phút: giúp tránh đầy bụng, đầy hơi.
  • Trước khi ngủ 30 phút: có thể cải thiện giấc ngủ.

Lợi ích mang lại

Tăng cường thị lực và cải thiện các bệnh về mắt; tâm trạng trở nên phấn chấn; hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn (đặc biệt với người mẫn cảm thời tiết); sinh lý nam giới tốt hơn; bổ phổi, bổ gan; chống lão hóa da;…

Cách pha chế

Cho một lượng nhỏ quả kỷ tử (khoảng 15g) tráng qua nước sôi, xong hãm cùng nước sôi (khoảng 250ml) trong 10 phút, có thể thêm 1 thìa mật ong để tăng hương vị, vậy là cốc trà đã hoàn thành.

Lưu ý

  • Người bị nóng trong như sốt, mẩn đỏ không nên sử dụng bởi tính dương của kỷ tử có thể gây tác dụng xấu.
  • Phụ nữ mang thai cần tham khảo qua bác sĩ.
  • Khoảng 2-3 cốc/ngày là đủ, tránh lạm dụng.
  • Khi pha chỉ cần hơn 10 quả kỷ tử là đủ.

4. Nước chanh

Nước chanh (nguồn: internet)

Uống nước chanh trước khi ăn sáng có lẽ đã quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên một số người cho rằng sẽ không tốt nếu uống khi đói. Vậy uống thế nào là chuẩn khoa học nhằm tối đa lợi ích và giảm thiểu độc hại?

Những thời điểm lí tưởng để uống

  • Sau khi ngủ dậy: thanh lọc cơ thể, giải độc tố
  • Sau bữa ăn 30 phút: giảm hấp thụ đường, đặc biệt tốt cho người sợ béo, sợ tiểu đường.
  • Sau khi hoạt động thể chất nặng 30 phút: hỗ trợ cơ thể bù muối và cân bằng điện giải.

Lợi ích mang lại

Cải thiện hệ miễn dịch; làm giảm cảm giác thèm ăn, chống đói (phù hợp cho giảm cân); thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu; làn da sáng hơn; ngăn hôi miệng;…

Cách pha chế

1/2 quả chanh, hoặc 1/4 quả sẽ phù hợp khi pha với 1 cốc chừng 250ml và nước ấm càng tốt.

Lưu ý

  • Người có tình trạng về tiêu hóa như đau dạ dày, ợ chua, ợ nóng, trào ngược axit dạ dày,… cần hết sức chú ý thời điểm uống, tránh uống khi đói; nếu thèm quá thì nên uống sau ăn khoảng 30 phút.
  • Dù nước chanh có đem lại lợi ích sức khỏe nhưng chúng ta vẫn nên pha loãng khi uống; khi uống đặc, tính axit cao dễ gây hỏng men răng, kích thích dạ dày quá mức.
  • Khi thưởng thức, có thể thái 1-2 lát chanh vào cốc bởi vỏ chanh cũng chứa chất xơ và vitamin C, ngoài ra cốc nướ cũng thơm hơn và đẹp mắt hơn.
  • Cách giảm cân hiệu quả bằng nước chanh
  • Công thức làm chanh dây ngon

3. Nước dừa

Nước dừa (nguồn: internet)

Nước dừa được sử dụng ở mọi nơi bởi nó đạt ba chuẩn: Ngon – Bổ – Rẻ. Vậy nó Bổ ở chỗ nào và uống như thế nào để Bổ?

Những thời điểm lí tưởng để uống

  • Trước hoặc sau bữa ăn: hỗ trợ tiêu hóa, tránh đầy hơi.
  • Sau khi dùng rượu bia: cải thiện sự tỉnh táo, cân bằng điện giải cơ thể.
  • Trước hoặc sau tập thể dục: trước tập sẽ cung cấp năng lượng cho cơ bắp giúp chúng ta hoạt động tốt hơn; sau khi tập nước dừa sẽ bù năng lượng, đồng thời bù nước.
  • Buổi sáng hoặc trưa: hỗ trợ ngăn ngừa chứng khó tiêu, đầy bụng.

Lợi ích mang lại

Cung cấp vitamin; đẹp da, làm chậm quá trình lão hóa; cung cấp chất điện giải; chống viêm ruột và các bệnh liên quan tới tiêu hóa; nâng cao hệ miễn dịch; chống sỏi thận;…

Lưu ý

  • Chỉ nên uống dưới 3 quả/ngày bởi hàm lượng kali cao trong nước dừa có thể tác động tới thận và tim. Do đó đối tượng không nên uống là người có hàm lượng kali trong máu cao, người có bệnh về thận.
  • Nên uống từ từ từng ngụm, đặc biệt khi chúng ta hoạt động mới thể dục nặng xong hoặc từ nơi oi ả trở về nhà, tránh đầy hơi và những tác động không tốt.
  • Người mắc tiêu chảy cũng hạn chế sử dụng.
  • Cách làm nước dừa rau má
  • Những thức uống cực mát và bổ dưỡng

2. Nước nghệ

Nước nghệ (nguồn: internet)

Nổi tiếng như một thần dược chuyên trị bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, trào ngược axit), nước nghệ quả thật là người bạn đồng hành cho lối sống khỏe mạnh.

Những thời điểm lí tưởng để uống

  • Sau khi ngủ dậy: hỗ trợ thanh lọc, rửa trôi độc tố, sạch dạ dày.
  • Trước hoặc sau bữa ăn 30 phút: thúc đẩy tiêu hóa, dễ hấp thụ.
  • Trước khi ngủ: giảm căng thẳng, an thần.

Lợi ích mang lại

Cải thiện tình trạng dạ dày; kháng viêm; chống lại chứng Alzheimer – hội chứng suy giảm trí nhớ; thanh lọc gan; hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 2; giảm viêm khớp; chống lão hóa; ngừa ung thư; cải thiện hệ tiêu hóa;…

Cách pha chế

Vô cùng đơn giản với 1 thìa bột nghệ pha với khoảng 250ml nước ấm.

Lưu ý

  • Công dụng của nghệ là khỏi bàn cãi nhưng cơ thể chúng ta thường khó hấp thụ, nên nước cần phải ấm và nên thêm 1 thìa mật ong.
  • Ngoài ra, không nên uống khi đói vì curcumin (hoạt chất quan trọng nhất của nghệ) rất dễ bị mất.
  • Không nên dùng chung với thuốc giảm axit dạ dày như Nexium, Zantac, Pepcid, Prevacid, Tagamet bởi không giảm mà có thể làm tăng axit.
  • 10 công dụng của sữa nghệ
  • 5 bí quyết làm trắng da với tinh bột nghệ

1. Nước mật ong

Nước mật ong (nguồn: internet)

Cuối cùng trong danh sách là nước mật ong, loại thức uống đạt tiêu chí dễ làm, dễ uống và khỏe. Sự đa dụng của mật ong trong đời sống là không cần bàn cãi bao gồm: pha chế, chữa bệnh, làm đẹp, hương liệu,… Vậy khi nào nên uống để tối đa hiệu quả của chúng?

Những thời điểm lí tưởng để uống

  • Trước 30 phút/sau bữa ăn 60 phút: nước mật ong điều tiết axit dạ dày giúp những người đặc biệt nhạy cảm về tiêu hóa có thể hấp thụ tốt hơn và tránh bị viêm loét dạ dày, trào ngược axit.
  • Sáng sớm/mới ngủ dậy: không chỉ thanh lọc cơ thể mà còn giúp “bật công tắc” tỉnh táo của cơ thể nhanh tức khắc.
  • Cảm lạnh/cúm: nhờ tính kháng viêm, kháng virus nên hệ miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Lợi ích mang lại

Hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp (ho, hắt hơi); giảm khô mắt; tăng cường hệ miễn dịch; giải độc cơ thể; đẹp da; cân bằng đường huyết; trị đầy hơi; ngăn ngừa bệnh tim mạch;…

Cách pha chế

Vô cùng đơn giản với 1-2 thìa mật ong pha cùng 250ml nước ấm.

Lưu ý

  • Nước sôi phá vỡ hương vị lẫn dinh dưỡng nên dùng nước ấm là tốt nhất.
  • Khoảng 3-4 thìa/ngày là hợp lí, tránh lạm dụng.
  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng bởi trẻ có thể nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Không kết hợp với bột sắn, đậu nành, chuối, các thực phẩm dễ gây đầy bụng nói chung.
  • 5 cách trị mụn bằng mật ong
  • 16 cách dưỡng da bằng mật ong

Lời kết

Danh sách trên là 7 loại nước uống an toàn mà mỗi người nên biết. Đây không phải là bảng xếp hạng độ hiệu quả mỗi thức uống nên bạn đọc cần lưu tâm điều đó. Ngoài 7 thức uống như đã nêu thì vẫn còn đa dạng thức uống an toàn và bổ dưỡng cho sức khỏe chúng ta. Mỗi người có thể trạng khác nhau nên các bạn hãy luôn tìm kiếm đồ uống phù hợp nhất với cơ thể nha.

Chúc các bạn sẽ luôn luôn khỏe mạnh!

  • Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *