Đái tháo đường là bệnh có nguy cơ tử vong cao và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Chính vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường không nên chủ quan với tình trạng của mình. Dưới đây là một số điều cần nắm rõ về đái tháo đường để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Những bệnh có liên quan đến đái tháo đường
Một số bệnh bệnh phổ biến có liên quan đến đái tháo đường bao gồm:
- Biến chứng ở mắt, biến chứng não.
- Bệnh về thận, hệ thần kinh, tim mạch.
- Nhiễm trùng.
Những bệnh có liên quan đến những bộ phận trên do đái tháo đường gây ra có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Những thói quen không tốt mà người bệnh đái tháo đường hay gặp
Chưa cân đối được sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý
Một sai lầm mà nhiều người bệnh mắc phải là nghĩ rằng không nên ăn những thực phẩm chứa đường và chứa tinh bột bởi sẽ làm tăng lượng đường trong máu do đường và tinh bột chuyển hoá thành glucose, ảnh hưởng đến đường huyết và gây ra tình trạng mất kiểm soát. Điều đó là hoàn toàn sai.
Các bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường đưa ra lời khuyên cho những người mắc bệnh là phải cân bằng và kiểm soát hợp lý chế độ ăn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, xây dựng một lối sống lành mạnh, cung cấp đủ các chất như: Đạm, vitamin, tinh bột, khoáng chất và chất béo có lợi.
Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc cân đối lượng đường và tinh bột trong bữa ăn sao cho phù hợp để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu tinh bột và đường gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và khiến cho bệnh nặng hơn.
Không vận động tập thể dục vì sợ hạ đường huyết
Tạo thói quen vận động, tập thể dục mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng, ngồi thiền, yoga,… là điều rất cần thiết đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, vừa giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể, vừa khiến cân nặng ổn định hơn, lượng insulin trong cơ thể được tăng lên một cách hiệu quả.
Chính vì vậy, không nên có suy nghĩ sợ đường huyết hạ xuống khi vận động và tập thể dục. Người bệnh có thể chọn cách đi bộ chậm, tập những bài yoga nhẹ nhàng để tinh thần được thoải mái, cơ thể thư giãn, kiểm soát đường huyết, chọn những bài tập không mất quá nhiều sức mà còn hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh.
Tâm lý chủ quan không tái khám
Có nhiều bệnh nhân gặp tình trạng đái tháo đường khi đường huyết đã về mức ổn định thì có tâm lý chủ quan, không tái khám để kiểm tra lại đường huyết. Chính vì suy nghĩ chủ quan đó có thể dẫn đến nguy cơ đường huyết thay đổi bất thường.
Việc tái khám giúp ích rất nhiều cho người bệnh, vừa giúp xác định được tình trạng đường huyết của bản thân như thế nào, bác sĩ khi kiểm tra cũng nắm rõ được tình trạng của người bệnh, từ đó có thể đưa ra phương án giải quyết và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khoẻ hiện tại của người bệnh.
Đổi liều lượng thuốc không có ý kiến bác sĩ, hoặc tự ý bỏ thuốc
Cũng như tâm lý ngại tái khám, nhiều người có tâm lý chủ quan, khi đường huyết đã về mức ổn định thì lại quên mất việc uống thuốc đều đặn, lúc nhớ lúc quên hoặc tự giảm liều thuốc không đúng theo đơn bác sĩ đã kê.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh, làm đường huyết tăng cao, có nguy cơ xuất hiện những biến chứng và nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh có tâm lý quá lo lắng về tình trạng sức khoẻ của mình mà tự ý tăng liều thuốc lên với mong muốn nhanh khỏi bệnh. Nhưng chính điều đó lại làm cho đường huyết hạ thấp mất kiểm soát gây ra hôn mê sâu, ngất xỉu,…
Chính vì vậy, những người mắc bệnh đái tháo đường phải thật bình tĩnh, không nên chủ quan, phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, kiên trì để tình trạng bệnh được ổn định và nhanh khỏi hơn.
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh