Khái niệm, dấu hiệu và cách điều trị bệnh tay chân miệng

Giai đoạn chuyển mùa là khoảng thời gian dễ gặp phải tình trạng tay chân miệng. Tình trạng này gặp phổ biến nhất ở trẻ em, sức đề kháng còn yếu, khả năng gặp phải tình trạng này cao hơn so với người lớn. Chính vì vậy, bố mẹ không nên chủ quan với bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở trẻ để có những biện pháp kịp thời nhất điều trị bệnh.

Tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng xuất phát từ virus đường ruột, có khả năng lây từ người sang người. Tay, miệng, chân là những khu vực dễ xuất hiện bệnh này nhất. Tay chân miệng khiến cho các vùng da ở những khu vực trên xuất hiện những mụn nước, gây tổn thương cho da. Nơi dễ bắt nguồn bệnh tay chân miệng nhất là trường mẫu giáo, nhà trẻ,….

Tay chân miệng là gì? (Nguồn: Internet)

Khoảng thời gian xuất hiện bệnh tay chân miệng nhất là vào khoảng tháng 3-5 và tháng 8-9 hàng năm. Nếu không được điều trị sớm thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của người bệnh.

Dấu hiệu của tay chân miệng

Giai đoạn đầu

Đây được coi là giai đoạn ủ bệnh, thông thường sẽ không xuất hiện dấu hiệu của bệnh, các hoạt động của người bệnh vẫn bình thường. Giai đoạ ủ bệnh này sẽ kéo dài khoảng 3-6 ngày.

Giai đoạn xuất hiện triệu chứng

Giai đoạn này sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng của bệnh tay chân miệng hơn, thường sẽ diễn ra trong khoảng 1-2 ngày. Trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: Đau họng, sốt, lười ăn, tiêu chảy,…. Những biểu hiện này sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Chính vì vậy, người bệnh hoặc bố mẹ của trẻ mắc bệnh tay chân miệng không nên chủ quan.

Giai đoạn nhận biết bệnh dõ nhất

Giai đoạn này sẽ xuất hiện khoảng 1-2 sau khoảng thời gian xuất hiện triệu chứng khởi đầu của bệnh, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng mọc mụn nước ở khu vực bàn tay, chân, đầu gối, mông, miệng,…. Mụn nước sẽ có màu xám, hình bầu dục, có thể xuất hiện trên bề mặt da hoặc mọc ẩn dưới da, không có cảm giác đau hay ngứa.

Khu vực miệng sẽ có dấu hiệu loét lợi, lưỡi, nhiệt miệng, do mụn nước vỡ ra gây đau, bất tiện khi ăn. Nặng hơn là trẻ sẽ gặp phải tình trạng mê sảng, co giật, tri giác có dấu hiệu rối loạn.

Dấu hiệu của tay chân miệng (Nguồn: Internet)

Tuỳ từng cơ địa của người bệnh sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng khác. Nếu tình trạng nhẹ thì người bệnh có thể hoàn toàn có thể điều trị tại nhà, khoảng 6 đến 10 ngày thì tình trạng bệnh sẽ được hồi phục hoàn toàn.

Trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng nặng, co giật, nôn ói, khó thở,…. Người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được điều trị ngay để tránh gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Con đường lây nhiễm của bệnh tay chân miệng

  • Tiếp xúc với những người mắc tay chân miệng.
  • Sử dụng chung đồ dùng có dính nước bọt củ người bệnh tay chân miệng như: Cốc, bàn chải,….
  • Tiếp xúc với mụn nước bị vỡ, qua bàn tay của người bệnh.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện tại bệnh tay chân miệng chưa có thước hay vắc xin để điều trị triệt để virus, chỉ có thể điều trị và chăm sóc bệnh nhân thông qua các loại thuốc giúp giảm các triệu chứng của bệnh như: Giảm đau, hạ sốt, điện giải,….

  • Nếu tình trạng của người bệnh nặng, cần phải có sự hỗ trợ và kiểm tra của bác sĩ để cải thiện bệnh một cách tốt nhất và an toàn nhất.
  • Nên cho người bệnh ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít nhau như cháo loãng, sữa, chè,….
  • Bổ sung nước ép hoa quả, khoáng chất bổ sung vitamin, đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh tay chân miệng.
  • Hạn chế dùng chung đồ dùng có nước bọt của người bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan ra nhiều hơn.
  • Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ nhỏ và cách điều trị hiệu quả

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *