Đi bộ không chỉ là hoạt động giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, đây còn có thể là phương pháp giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm. Khi duy trì thói quen đi bộ dài lâu, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của hệ tiêu hóa, tim mạch, xương khớp,… dần được cải thiện. Hãy cùng xem 5 căn bệnh có thể được phòng tránh nhờ đi bộ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thoái hóa đốt sống cổ
Đây là căn bệnh về xương khớp rất phổ biến, nhất là nhóm tuổi trung niên trở lên. Tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ, các trang thiết bị điện đại, nhóm người trẻ tuổi cũng ngày càng có xu hướng mắc phải tình trạng này.
Đối với những thường xuyên ngồi làm việc hoặc phải làm việc trong một tư thế lâu dài, cần phải tập luyện đi bộ thường xuyên. Bạn cần phải đi bộ mỗi ngày, đầu phải được ngẩng cao hơn. Từ đó có thể kéo căng ngực và lưng để góp phần làm giảm áp lực của cổ, vai cùng các bộ phận khác trên cơ thể.
2. Bệnh loãng xương
Cũng giống với bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh loãng xương cũng nên đi bộ mỗi ngày. Khi tuổi ngày càng cao, mật độ khoáng trong xương cũng giảm đi rất nhiều. Từ đó hình thành nên các bệnh về xương khớp. Việc đi bộ thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng mật độ xương, hạn chế tình trạng mất canxi trong xương và phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Ngoài ra, khi bạn đi bộ mỗi ngày cũng góp phần giúp cơ bắp ổn định, xương khớp khỏe mạnh hơn. Từ đó các cơn đau nhức xương khớp cũng sẽ giảm đi trông thấy. Dẫu vậy, với người bệnh loãng xương cần đi bộ nhẹ nhàng, vừa phải, không nên tập luyện quá nhanh sẽ có thể gây nên tác dụng phụ.
3. Bệnh về tiêu hóa
Ít ai biết rằng, việc thường xuyên đi bộ có thể giúp bạn khắc phục các tình trạng nguy hiểm của bệnh tiêu hóa. Những người gặp các vấn đề tiêu hóa thường dễ bị đau bụng, chán ăn, buồn nôn, ăn không tiêu, mệt mỏi,… Nếu duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày, các tình trạng kể trên có thể suy giảm một cách hiệu quả.
Đồng thời, chỉ cần từ 30 phút đến 1 giờ đi bộ mỗi ngày, điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày. Từ đó, các vấn đề của tiêu hóa, nhất là phần dạ dày sẽ được khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.
4. Bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu cho rằng, đi bộ thường xuyên sẽ giúp các mạch máu và hệ thống tim mạch đàn hồi hơn, hoạt động mạnh khỏe hơn. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, đi bộ chính là bài tập tốt nhất cho các bệnh nhân mắc các vấn đề tim mạch. Không chỉ giúp tăng cường về năng lượng mà còn hỗ trợ ổn định các mạch máu, giảm mỡ trong máu cũng như cải thiện tình trạng tăng huyết áp.
5. Bệnh tiểu đường
Đi bộ cũng chính là một chìa khóa hỗ trợ bạn giảm cân, loại bỏ mỡ thừa và suy giảm bệnh tiểu đường an toàn và hiệu quả. Bên cạnh việc phải dùng thuốc điều trị, người bị bệnh tiểu đường có thể kết hợp đi bộ mỗi ngày để đốt cháy calo cũng như tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể. Từ đó, chỉ số đường huyết có thể giảm đi một cách an toàn. Cơ thể bạn cũng sẽ khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn hơn rất nhiều.
Một số lưu ý khi đi bộ mà bạn nên biết
- Người cao tuổi có thể đi bộ 3 lần/tuần với các tốc độ trung bình và chậm tùy theo sức lực.
- Bạn nên chọn con đường bằng phẳng, tránh đi bộ trên các con dốc hoặc đất đá cứng.
- Bạn nên chọn một đôi giày đi bộ có chất liệu tốt, phù hợp với hoạt động đi bộ dài lâu. Không nhất thiết phải đôi giày hàng hiệu có giá thành đắt đỏ. Nhưng hãy chọn một đôi thiết kế nhẹ đôi chân và chống trượt.
- Bạn nên tập luyện thể dục, đi bộ vào các buổi chiều sẽ tốt hơn cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đi bộ vào buổi sáng.
- Hãy luôn nhớ khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ để bảo vệ sức khỏe cho các cơ của mình.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết trên và hẹn gặp lại ở những bài viết khác nhé!
Nguồn tham khảo: Aboluowang